Thứ sáu, 19/04/2024

Giá khí đốt tăng cao, năng lượng tái tạo lên ngôi

21/05/2022 6:00 AM (GMT+7)

Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy, giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao là cơ hội để nhiều quốc gia chuyển đổi trực tiếp từ năng lượng than sang năng lượng tái tạo với chi phí rẻ hơn.



Giá khí đốt tăng cao, năng lượng tái tạo lên ngôi - Ảnh 1.

Công nhân hướng dẫn xe tải chạy bằng hydro tại mỏ bạch kim ở Mogalakwena, Nam Phi. (Nguồn: Bloomberg)


Theo kết quả phân tích của TransitionZero, một tổ chức nghiên cứu khí hậu phi lợi nhuận có trụ sở tại London (Anh), việc chuyển từ than sang khí tự nhiên sẽ không còn là vấn đề tài chính.

Dựa trên giá nhiên liệu hóa thạch và giá thu gom khí thải carbon hiện nay, báo cáo này ước tính chi phí chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo đã giảm 99% kể từ năm 2010 .

Báo cáo của TransitionZero nêu rõ: “Do chi phí năng lượng tái tạo và pin dự trữ ngày càng giảm, trong khi giá khí đốt biến động theo hướng ngày càng tăng, việc chuyển từ năng lượng than sang năng lượng xanh sẽ có giá thành rẻ hơn hẳn so với chuyển sang khí đốt”.

Dự đoán này được đưa ra trên cơ sở tính toán chi phí xây mới các trạm năng lượng gió ở bờ biển, đầu tư vào năng lượng mặt trời và kho pin dự trữ.

Nguồn carbon dioxide (CO2) lớn nhất trong các hoạt động của con người đến từ việc đốt than để sản xuất điện và luyện thép.

CO2 là loại khí nhà kính chính khiến Trái đất nóng lên và thời tiết thay đổi. Hội đồng khoa học về khí hậu hàng đầu của Liên hợp quốc nhận định rằng cần có biện pháp làm giảm ngay lập tức lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm tránh các tác động nguy hại đến khí hậu.

Vì vậy, năng lượng tái tạo trở thành lựa chọn lý tưởng với chi phí vận hành thấp hơn và không bị đánh phí ô nhiễm carbon ở nhiều quốc gia.

Trong khi các đầu tư vào năng lượng gió, năng lượng mặt trời và pin dự trữ đang tăng trưởng nhanh chóng, nhu cầu năng lượng trên toàn cầu cũng đồng thời thúc đẩy các nguồn đầu tư khổng lồ vào khí đốt. Nhiều quốc gia dự định chuyển từ dùng than sang dùng khí đốt, vốn được xem là một loại nhiên liệu trung gian, dù vẫn gây ô nhiễm nhưng giảm thiểu hơn so với than.

Tuy nhiên, tình hình của khí đốt vài tháng nay không mấy khả quan do giá cả bất ổn, kinh tế đang phục hồi trong thời kỳ hậu Covid-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Than và khí đốt tạo ra khoảng 2/3 lượng điện trên thế giới. Châu Á là khu vực tiêu thụ khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhiều nhất. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm gần 2/3 nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu.

Ông Matt Grey, người đồng sáng lập kiêm nhà phân tích tại TransitionZero, cho biết: "Phân tích của chúng tôi đã chỉ ra xu hướng giảm lạm phát rõ rệt trong chi phí chuyển từ than sang điện sạch, mặc dù có một số khác biệt giữa các khu vực”.

Ông dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ bất kể trở ngại nào, mang lại cơ hội kinh tế cho các chính phủ nhằm bảo vệ người tiêu dùng điện khỏi những biến động liên tục của nhiên liệu hóa thạch.

Châu Âu, vốn lệ thuộc phần nhiều vào xuất khẩu năng lượng từ Nga, hiện đang cố gắng đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Để thực hiện kế hoạch này, Ủy ban châu Âu (EC) dự định sẽ chấp nhận cho một số dự án năng lượng tái tạo được cấp giấy phép trong vòng một năm.

EC có thể công bố hàng loạt các biện pháp bao gồm thúc đẩy năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và tăng nhập khẩu khí đốt từ các nơi khác.

Ủy ban này cũng sẽ đưa ra quy định yêu cầu các quốc gia chọn lựa những địa điểm thích hợp trên đất liền hoặc trên biển để phát triển các dự án năng lượng tái tạo sao cho ít tác động đến môi trường nhất.

Giá khí đốt tăng cao, năng lượng tái tạo lên ngôi - Ảnh 2.

Quá trình chuyển dịch năng lượng tại EU theo hướng giảm phát thải sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. (Nguồn: The Times)


Theo phân tích, thị trường năng lượng ở châu Á có sự khác biệt lớn nhất so với các khu vực khác. Tại một số quốc gia châu Á, thị trường năng lượng tái tạo chỉ đang ở giai đoạn sơ khai, đồng thời các nguồn lực nhiên liệu hóa thạch cũng làm suy yếu tiềm năng của năng lượng tái tạo.

Bà Jacqueline Tao, nhà phân tích của TransitionZero đánh giá: “Chi phí thay thế than bằng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và pin dự trữ của mỗi khu vực đều không giống nhau”.

Ở châu Âu, giá thành chuyển đổi sang năng lượng xanh đang ở mức âm bởi chính sách tăng giá khí thải carbon theo kế hoạch buôn bán khí thải của EU, đồng thời do chính sách hỗ trợ cho năng lượng tái tạo trong nhiều thập kỷ và cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng đã khiến giá than tăng vọt.

Mặt khác, tại Nhật Bản, việc chuyển đổi năng lượng sẽ chịu mức giá đắt nhất do các quy định phân biệt đối xử và hạn chế về sử dụng đất. Trong khi đó, Trung Quốc và Mỹ mặc dù dẫn đầu thế giới về năng lượng tái tạo, nhưng giá than trong nước thấp hơn đã hạn chế một phần lợi thế khi chuyển đổi.

Còn tại Đông Nam Á, chi phí cho năng lượng xanh bị cạnh tranh bởi nguồn lực than và khí đốt dồi dào. Thêm vào đó, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở đây vẫn còn non trẻ so với các nước khác.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.