Thứ sáu, 29/03/2024

Giá lúa gạo bắt đầu tăng sau "sự kiện Ấn Độ"

15/09/2022 6:00 AM (GMT+7)

Ấn Độ bất ngờ hạn chế xuất khẩu gạo, thị trường Việt Nam phản ứng tăng trung bình 200 – 250 đồng/kg lúa. Đây là tin vui đối với ngành lúa gạo, và tạo động lực để nông dân đầu từ cho vụ lúa tới...

Giá lúa gạo bắt đầu tăng sau "sự kiện Ấn Độ" - Ảnh 1.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và thương mại (VITIC) - Bộ Công Thương, ngày 12/9, giá gạo nguyên liệu và thành phẩm xuất khẩu tăng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng từ 200 – 250 đồng/kg.

Cụ thể: Giá gạo nguyên liệu IR 50404 tăng lên 8.150-8.250 đồng/kg, tăng từ 200 – 250 đồng/kg; gạo thành phẩm lên 8.700 – 8.800 đồng/kg, tăng từ 200 – 250 đồng/kg; gạo tấm 8.350-8.450 đồng/kg.

Tại An Giang, giá lúa IR 50404 ở mức 5.400-5.600 đồng/kg (tăng 100 đồng/kg); lúa ĐT 8 giá 5.600-5.800 đồng/kg (đứng giá). Các loại lúa gạo khác ổn định.

Thị trường luôn có độ trễ

Một số thương nhân kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL cho biết, ngày 12/9 giá gạo nguyên liệu và thực phẩm các loại thông dụng tăng từ 100 - 150 đồng/kg so với cuối tuần trước, giá gạo xuất khẩu tăng bình quân 4 - 5 USD/tấn.

“Sau khi có thông tin Chính phủ Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, lúa gạo trong nước đã tăng giá. Khi giá lúa tăng thì giá gạo cũng tăng theo và tăng trước thị trường xuất khẩu, nhưng khách hàng nước ngoài chưa chịu mua giá cao hơn.

Do nhu cầu thực của thị trường xuất khẩu vẫn chưa có nhiều nên đơn hàng vẫn lác đác, và doanh nghiệp vẫn còn đang giao hàng giá cũ. Hiện nay tàu vô nhiều là gom giá cũ. Giá chào mới giao cuối tháng mới lên. Thị trường xuất khẩu luôn có độ trễ nhất định”, một thương nhân ở ĐBSCL nói.

Ông Đỗ Hà Nam - Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Intimex group cho biết, Việt Nam mua gạo để làm bánh, làm bột... còn tấm thì chế biến thức ăn gia súc, bây giờ đứt nguồn cung Ấn Độ họ phải mua gạo ở trong nước nên giá gạo này đang tăng.

Giá lúa đang tăng là điều đáng mừng cho người nông dân, về mặt chủ trương là nên ủng hộ, vì vụ Hè Thu bà con bị lỗ nên rất cần giá lúa lên. Tuy nhiên, bây giờ đã cuối vụ nên diện tích chưa thu hoạch còn rất ít và người được hưởng lợi từ giá lúa lên cũng không nhiều, vụ Thu Đông thì diện tích không bao nhiêu, hy vọng vụ Đông Xuân tới giá lúa sẽ tốt hơn nhiều.

“Nhìn chung giá lúa gạo tăng là tín hiệu mừng nhưng chúng ta đã xuất 4,79 triệu tấn, còn khoảng trên dưới 1,6 triệu tấn là chạm mục tiêu năm nay, nên gạo còn lại trong nước không nhiều. Tuy nhiên, từ sự kiện này giá lúa sẽ tốt hơn tạo động lực để người nông dân đầu tư cho vụ Đông Xuân sắp tới cũng là vụ lúa chính trong năm”, Phó chủ tịch VFA nhận định.

8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 4,79 triệu tấn gạo, trị giá 2,33 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng và tăng 9,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo đến tháng 10, khi các nước đã thu hoạch xong vụ lúa, chính phủ các nước sẽ cấp quota nhập khẩu gạo trở lại, khi đó khu vực ĐBSCL cũng bắt đầu thu hoạch lúa Thu Đông, chất lượng gạo tốt cộng với nhu cầu thị trường mạnh sẽ làm cho giá lúa tốt lên...

Năm 2021, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,2 triệu tấn, chiếm khoảng 12,5% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ và Thái Lan.

Gạo của Việt Nam đã xuất khẩu sang 28 thị trường các nước, trong đó châu Á vẫn là khu vực thị trường trọng điểm, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là châu Phi 19%, châu Âu 2%. Thị trường xuất khẩu gạo khá rộng và đa dạng, cơ cấu thị trường có xu hướng chuyển dịch sang các thị trường châu Âu, châu Phi, giảm tỷ trọng thị trường châu Á.

Giá gạo Thái Lan tăng từ 4 - 5 USD/tấn

Hiện nay, tại Thái Lan, giá gạo trắng loại 5% tấm tăng nhẹ lên 416 - 420 USD/tấn, so với mức 415- 416 USD/tấn của tuần trước.

Theo báo cáo của Thai PBS World, nhằm đảm bảo thu nhập cho hơn 4,6 triệu nông dân trồng lúa trong niên vụ 2022/23, Ủy ban Quản lý và Chính sách Lúa gạo của Thái Lan vừa phê duyệt ngân sách khoảng 150 tỷ baht (khoảng 4 tỷ USD) cho lĩnh vực gạo.

Ngân sách được phân chia như sau: 86,7 tỷ baht (khoảng 2,37 tỷ USD) để duy trì giá thị trường. Chính phủ sẽ ấn định giá gạo tối thiểu trên thị trường. Giá tối thiểu sẽ được cập nhật 7 ngày/lần và chính phủ sẽ trả phần chênh lệch giá cho những nông dân không thể bán với giá đã ấn định.

63,3 tỷ baht khác (khoảng 1,73 tỷ USD) để đảm bảo giá không giảm trong thời gian thu hoạch. Chính phủ Thái Lan sẽ trợ cấp 1.000 baht (khoảng 27 USD) cho mỗi 0,16 ha, nhưng tổng cộng không vượt quá 3,2 ha hoặc 20.000 baht (khoảng 548 USD). Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Thái Lan cho biết nông dân rất hài lòng với quyết định này của Chính phủ.

Phản ứng trước lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của chính phủ, một số nhà xuất khẩu Ấn Độ cho rằng, quyết định quá bất ngờ gây khó khăn cho các hợp đồng đã ký. Người mua không thể trả thêm 20% giá lô hàng và người bán cũng không thể bỏ ra 20% tiền thuế xuất khẩu, và yêu cầu chính phủ miễn thuế đối với khoảng 2 triệu tấn gạo đã được ký hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa được vận chuyển.

“Động thái của chính phủ sẽ thúc đẩy giá gạo toàn cầu. Giá gạo trắng xuất khẩu có thể vượt 400 USD/tấn từ mức 350 USD/tấn hiện nay trên cơ sở giao hàng tự do”, ông V.K Rao - Chủ tịch Hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ nói.


Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, dù lệnh hạn chế xuất khẩu gạo có hiệu lực từ ngày 9/9, nhưng có một số lô hàng tiếp tục được xuất đến ngày 15/9 nếu đáp ứng được một trong các điều kiện:

Thứ nhất, hàng bắt đầu được xếp lên tàu trước khi có thông báo này.

Thứ hai, hóa đơn vận chuyển đã xuất và tàu đã cập bến, neo đậu tại cảng của Ấn Độ và số thứ tự xếp hàng của tàu đã được phân bổ.

Thứ ba, lô hàng đã được chuyển cho Hải quan trước khi có thông báo và đã được Hải quan đăng ký trên hệ thống.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với các đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ với người bán để kiểm tra tình trạng giao hàng và đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu.

Theo Tạp chí Tài chính

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lo ngại gia cầm nhập lậu “gắn mác” Đồng Nai đưa đi tiêu thụ các nơi

Lo ngại gia cầm nhập lậu “gắn mác” Đồng Nai đưa đi tiêu thụ các nơi

Không phải là tỉnh biên giới nhưng lượng gia cầm nhập lậu về Đồng Nai không hề nhỏ, đe dọa an toàn dịch của vùng chăn nuôi lớn nhất nước. Bộ NNPTNT mới đây phải gởi công điện khẩn, yêu cầu địa phương này tăng cường hành động, ngăn chặn tình trạng này.

Công an sẽ vào cuộc vụ bán lẻ xăng dầu không có hóa đơn điện tử

Công an sẽ vào cuộc vụ bán lẻ xăng dầu không có hóa đơn điện tử

Thủ tướng vừa yêu cầu cơ quan công an vào cuộc, xử nghiêm đại lý bán lẻ xăng dầu không hoặc cố tình không lập hóa đơn điện tử mỗi lần bán hàng, kết nối với cơ quan thuế.

Người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử

Người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử

Các nhà bán lẻ điện thoại phải dè chừng khi người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử. Doanh thu iPhone 15 series bán ra trên mạng tăng vọt và cao gấp 5,3 lần so với dòng iPhone tiền nhiệm.

Giá xăng dầu hôm nay, 26/3: Tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay, 26/3: Tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 26/3 trên thế giới tiếp tục tăng mạnh ngày thứ 2 liên tiếp trong tuần. Điều này có thể tác động đến giá xăng trong nước sắp điều chỉnh.

Giá vàng vẫn trồi sụt quanh mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng vẫn trồi sụt quanh mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC liên tục "nhảy múa" quanh mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá vàng lại tăng lên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng lại tăng lên 80 triệu đồng/lượng

Sáng nay (24/3), giá vàng SJC lấy lại mốc 80 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn cũng đạt hơn 69 triệu đồng/lượng.