Giá mua không đủ “đô” để các DN mía đường sản xuất điện

Thuận Hải Thứ sáu, ngày 30/09/2016 09:00 AM (GMT+7)
Dù được ngành công thương khuyến khích sử dụng các sản phẩm thải loại trong quá trình sản xuất đường để phát triển năng lượng tái tạo, tuy nhiên, ngành mía đường cho rằng, giá thu mua điện lại quá thấp.
Bình luận 0

Ông Nguyễn Hải – Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, Chính phủ đang khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có việc sử dụng bã mía để làm nguyên liệu sản xuất điện… Theo ông Hải, hiện không có cây trồng nào cho ra năng khối lớn hơn cây mía. Do đó, tạo ra nguồn cung dồi dào cho việc phát điện.

Tuy nhiên, đại diện VSSA cũng cho rằng, dù được khuyến khích nhưng giá điện bán ra từ các nhà máy đường hiện nay quá thấp, chỉ 580 đồng/kWh. Mức giá này đã không đủ “đô”để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất điện từ bã mía. Do đó, ông Hải đề nghị Bộ Công thương áp dụng mức thu mua ngang giá với nhiều nước khác trên thế giới.

img

Sử dụng bã mía để sản xuất điện tại nhà máy đường.

Theo VSSA, mỗi năm các nhà máy đường ép trên 15 triệu tấn mía, tương đương với 4,5 triệu tấn bã mía. Nếu lượng bã này được sử dụng để phát điện một cách có hiệu quả có thể tạo ra lượng điện tương đương 1,2 – 1,4 tỷ kWh.

Sản xuất điện từ bã mía cũng được xem là công nghệ hiện đại và hiệu quả, an toàn, tiết kiệm được tài nguyên năng lượng hóa thạch. Với công nghệ hiện đại, mỗi tấn mía có thể sản xuất được 100 kWh điện.

Hiện nay cơ chế hỗ trợ mới cho giá điện sinh khối là 5,8 cent/kWh, kết hợp chi phí hạn chế xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải… lên đến 7 - 9 cent/kWh. Nhiều nhà máy đường tại các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và ĐBSCL đã đầu tư hệ thống phát điện từ bã mía. Từ đó, vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, vừa tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp xây dựng được hệ thống phát điện hiện đại từ bã mía như Công ty CP mía đường Lam Sơn, Công ty CP mía đường Thành Thành Công (Tây Ninh), Công ty CP đường Ninh Hòa (Khánh Hòa)…

Các cơ quan chức năng dự báo, đến năm 2020 cả nước sẽ sản xuất khoảng 24 triệu tấn mía, tương đương 2.400 MW đồng nghĩa với việc ngành mía đường có thể đảm nhận khoảng 10% sản lượng điện quốc gia.

Hiện niên vụ 2016 – 2017 vừa bắt đầu ở một số tỉnh ĐBSCL. Để tránh tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp, VSSA vừa có công văn đề nghị các nhà máy đường không được tự nâng giá mía, phá vỡ giá mua mía đã thống nhất trong vùng,

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không tạo tâm lý khan hiếm hàng để làm giá khi hiện nay,. Ngoài ra, nếu có chủ trương hỗ trợ thêm cho người trồng mía thì nhà máy có thể áp dụng các chính sách ngoài giá như hỗ trợ vận chuyển, phân bón, vật tư…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem