Giá ‘’ thịt heo’’ tăng cao sẽ khiến lạm phát gia tăng trong năm 2020
Lạm phát chung tăng mạnh trong tháng 11/2019
Chỉ số lạm phát chung của Việt Nam trong tháng 11 tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng với mức tăng 3.52% so cùng kỳ và cao hơn mức tăng 2.24% của tháng trước. Mức tăng cao của chỉ số giá tiêu dùng chủ yếu do việc tăng giá thịt heo sau khi nguồn cung bị cắt giảm bởi dịch tả lợn Châu Phi. Loại trừ các yếu tố như giá thực phẩm, năng lượng, dịch vụ y tế và giáo dục, chỉ số lạm phát lõi tăng 2.18% so cùng kỳ, cao hơn mức 1.99% trong tháng 10.
So với tháng trước, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ tăng uống tăng 2.74%, cao hơn mức tăng 1.04% của tháng 10. Giá thịt heo kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong tháng 12 khi nhu cầu tiêu thụ tăng trong mùa lễ Tết.
Áp lực lạm phát vẫn thấp trong năm 2019
chỉ số lạm phát bình quân 11 tháng tăng 2.57%, mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Điều này xuất phát từ mức tăng chậm lại của chỉ số giá nhóm hàng do Chính phủ kiểm soát (y tế và giáo dục) và chỉ số giá nhóm hàng giao thông.
Trong 11 tháng đầu năm 2019, chỉ số giá nhóm y tế và giáo dục tăng lần lượt là 3.91% và 5.78% so cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11.49% và 6.29% trong cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm hàng giao thông giảm 1.45%.
Giá thực phẩm khiến lạm phát gia tăng trong năm 2020
Giá thịt heo đang được kỳ vọng ở mức cao trong năm 2020. Nguyên do nguồn cung thịt heo dự báo sẽ tiếp tục giảm 6% so với cùng kỳ, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA).
Theo đó dự phóng lạm phát năm 2020 tăng 3.2% so cùng kỳ, cao hơn mức tăng 2.7% trong năm 2019, dựa trên các cơ sở: (1) giá thịt heo cao hơn; (2) điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục và (3) khả năng điều chỉnh tăng giá điện.
Mặc dù vậy, mức lạm phát chung ước tính vẫn thấp hơn mục tiêu lạm phát 4.0% của Chính phủ, hàm ý Chính phủ vẫn còn dư địa cho nới lỏng chính sách tiền tệ.