Giá vật liệu hôm nay 18/7: Vì sao giá thép trong nước giảm liên tiếp?

P.V Thứ hai, ngày 18/07/2022 15:46 PM (GMT+7)
Trên sàn giao dịch Thượng Hải giá thép hôm nay quay trở lại mức 3.755 nhân dân tệ/tấn. Hôm nay ghi nhận các thương hiệu thép trong nước không có biến động sau khi giảm giá mạnh lần thứ 9 liên tiếp 250.000 đồng/tấn từ ngày 17/7...
Bình luận 0

Giá vật liệu hôm nay 18/7: Giá thép sàn giao dịch lên mức 3.755 nhân dân tệ/tấn

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 51 nhân dân tệ lên mức 3.755 nhân dân tệ/tấn. Giá thép giao kỳ hạn tháng 12/2022 tăng 47 nhân dân tệ, ở mức 3.728 nhân dân tệ/tấn. 

Về giá giao ngay, trong tuần trước, giá quặng 63,5% giao tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc là 720 nhân dân tệ/tấn (106 USD/tấn) vào ngày cuối tuần, giảm 10,4% so với đầu tuần. Thép cuộn cán nóng giảm 8,7% trong tuần trước và giao dịch ở 3.756 nhân dân tệ/tấn (555 USD/tấn) vào ngày cuối tuần. Cuộn cán nguội và thép thanh vằn cùng hạ 8% và giao dịch lần lượt ở 4.256 nhân dân tệ/tấn (630 USD/tấn) và 3.752 nhân dân tệ/tấn (556 USD/tấn) vào ngày cuối tuần.

Về giá kim loại màu, trong tuần trước, giá nhiều kim loại màu giảm. Nickel giảm 8,7% xuống còn 167.483 nhân dân tệ/tấn (24.786 USD/tấn) vào ngày cuối tuần, kẽm giảm 6% xuống còn 22.376 nhân dân tệ/tấn (3.311 USD/tấn), đồng giảm 5,8% xuống còn 55.183 nhân dân tệ/tấn (8.166 USD/tấn).

Tâm điểm của tuần qua có tác động mạnh nhất tới nhóm kim loại quý là mức lạm phát đạt đỉnh trong vòng hơn 4 thập kỷ tại Mỹ. Điều này khiến tâm lý các nhà đầu tư nghi ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay nâng lãi suất ở mức kỷ lục vào cuộc họp cuối tháng này. Đồng Dollar tiếp tục tuần thứ 3 tăng vọt và do đó, gây áp lực tới giá bạc và bạch kim, làm xói mòn vai trò trú ẩn an toàn của nhóm kim loại quý.

Giá vật liệu hôm nay 18/7: Vì sao giá thép trong nước giảm liên tiếp? - Ảnh 1.

Quặng sắt lao dốc, đánh mất mốc 100 USD/tấn tuần qua.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, đáng chú ý, giá quặng sắt đã có tuần sụt giảm mạnh mẽ gần 15% và đánh mất mốc 100 USD/tấn. Nguyên nhân chính là do khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc, khi nhiều người mua nhà đang tẩy chay việc thanh toán khoản thế chấp và khiến nợ xấu lên tới 312 triệu USD. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết khắc nghiệt với các đợt nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung, trong khi mưa lớn gây ra lũ lụt ở miền Nam quốc gia này đã làm gián đoạn nhu cầu sử dụng sắt thép trong xây dựng.

Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 6/2022 giảm 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 90,7 triệu tấn - giảm 6% so với tháng 5, do thời tiết xấu ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng.

Kể từ tháng 6, Trung Quốc hứng chịu các đợt nắng nóng khắc nghiệt trên 40 độ C ở miền Bắc và miền miền Trung. Trong khi đó, tại miền Nam liên tục xảy ra các đợt mưa lũ. Một số nhà máy sản xuất thép tại Trung Quốc đã phải tạm ngừng hoạt động ở một số cơ sở, hoặc giảm công suất để bảo dưỡng sớm hơn bình thường do biên lợi nhuận thấp và hàng tồn kho cao.

Giá vật liệu hôm nay 18/7: Vì sao giá thép trong nước giảm liên tiếp? - Ảnh 2.

Sản xuất thép tại Trung Quốc liên tục bị gián đoạn.

Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 6 cũng giảm so với một năm trước đó, do nhu cầu thấp vì các nhà máy thép vẫn đang giảm sản lượng và chịu lỗ. Theo khảo sát mới nhất của Công ty My Steel, công suất thực tế của 247 nhà máy thép Trung Quốc trong tháng 7/2022 chỉ đạt khoảng 85%.

Các chuyên gia cho rằng, sự gián đoạn gây ra bởi thời tiết chỉ là tạm thời. Về dài hạn, tình hình sản xuất thép của Trung Quốc vẫn khá tích cực. Dự báo sản lượng thép phục hồi trong quý III đạt khoảng 276,6 triệu tấn, và sau đó giảm xuống còn 261,7 triệu tấn trong quý IV do chịu tác động bởi các chính sách kiểm soát môi trường. Trong nửa đầu năm 2022, sản lượng thép của Trung Quốc đạt gần 527 triệu tấn, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá vật liệu trong nước hôm nay 18/7 

Về thị trường thép trong nước, giá thép hôm nay (18/7) không có biến động. Nhiều doanh nghiệp thép đã tiếp tục hạ giá sản phẩm với mức giảm lên đến hơn 250.000 đồng/tấn từ ngày 17/7. Đợt điều chỉnh này là lần giảm thứ 9 liên tiếp từ ngày 11/5. Nguyên nhân giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng đi xuống. Giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm từ cuối tháng 3 đến nay khiến thị trường thép chững lại.

Giá vật liệu hôm nay 18/7: Vì sao giá thép trong nước giảm liên tiếp? - Ảnh 3.

Nhiều doanh nghiệp thép đã tiếp tục hạ giá sản phẩm với mức giảm lên đến hơn 250.000 đồng/tấn từ ngày 17/7.

Giá vật liệu hôm nay 18/7: Vì sao giá thép trong nước giảm liên tiếp? - Ảnh 4.

Nhiều doanh nghiệp thép đã tiếp tục hạ giá sản phẩm với mức giảm lên đến hơn 250.000 đồng/tấn từ ngày 17/7.

Tuy nhiên, trái ngược với sắt thép, giá một số vật liệu xây dựng khác vẫn đang trên đà tăng mạnh. Điển hình là xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022 sau khi giá than đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thắt chặt. Giá cát bê tông cũng tăng lên hơn 20% so với hồi đầu tháng 6/2021. Các vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng biến động tăng nhẹ so với năm trước. 

Với xi măng, nhìn chung, các doanh nghiệp trong ngành xi măng có kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng giá cùng với sự cạnh tranh trên thị trường đã khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành này suy giảm.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), giá bán xi măng trong nước vẫn đang có sự chênh lệch lớn theo khu vực, dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hiện nay, giá xi măng vẫn đang có sự chênh lệch theo khu vực, giá xi măng tại miền Nam đang ở mức tương đối cao.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát hôm nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.

Với thương hiệu thép Việt Ý, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 bình ổn giá bán ở mức 15.910 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.860 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.

Thép VAS (Việt Mỹ) không có biến động, hiện 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.710 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.160 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.910 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.260 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 tạm thời ở mức 15.890 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.240 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 5.

Giá vật liệu hôm nay 18/7

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 6.

Giá vật liệu hôm nay 18/7

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 7.

Giá vật liệu hôm nay 18/7

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.

Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 15.910 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.510 đồng/kg.

Thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.860 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.110 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.800 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.100 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 8.

Giá vật liệu hôm nay 18/7

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 9.

Giá vật liệu hôm nay 18/7

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 duy trì mức 16.600 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.900 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 15.710 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.960 đồng/kg.

Thép Tung Ho với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 15.830 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.090 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 10.

Giá vật liệu hôm nay 18/7

Giá vật liệu hôm nay 17/7: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9 liên tiếp, giảm 250.000 đồng/tấn - Ảnh 11.

Giá vật liệu hôm nay 18/7

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng năm 2022, cả nước nhập khẩu trên 5,25 triệu tấn sắt thép, trị giá gần 5,59 tỷ USD, giá trung bình đạt 1.063,8 USD/tấn, giảm 12% về lượng, nhưng tăng 20,4% kim ngạch và tăng 36,9% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng tháng 5/2022, nhập khẩu 1,28 triệu tấn sắt thép, tương đương trên 1,4 tỷ USD, giá trung bình 1.097,5 USD/tấn, tăng 33% về lượng, tăng 35,4% về kim ngạch, nhưng tăng nhẹ 1,7% về giá so với tháng 4/2022; so với tháng 5/2021 thì tăng 34,5% về lượng, tăng 54,4% kim ngạch và tăng 14,8% về giá.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc, với 2,17 triệu tấn, tương đương 2,21 tỷ USD, giá 1.018,7 USD/tấn, giảm mạnh 30,6% về lượng, giảm 3,8% về kim ngạch, nhưng tăng mạnh 38,5% về giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 41,4% trong tổng lượng và chiếm 39,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.

VSA dự báo các doanh nghiệp thép trong nước sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và những yếu tố bất ổn trong 6 tháng cuối năm 2022. Báo cáo của Bộ Công Thương mới đây cho biết dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn… với dự báo giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

  • Giá vật liệu hôm nay 14/7: Tiếp đà giảm trên sàn giao dịchĐỌC NGAY

  • Giá vật liệu hôm nay 13/7: Giá thép tiếp tục giảm "sốc"ĐỌC NGAY

  • Giá vật liệu hôm nay 12/7: Thép, quặng sắt tiếp đà giảm đầy lo ngạiĐỌC NGAY

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng thị trường thép nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn khi giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm, thậm chí có thể kéo dài đến hết quý III, trong khi lợi nhuận mảng xuất khẩu thép không còn tốt như trước.

Theo báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm, VnDirect kỳ vọng việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư công thực hiện tăng và sự nóng lên của thị trường bất động sản, sẽ giúp sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam tăng 5 - 10% so với cùng kỳ.

Theo đó, giá bán thép xây dựng sẽ giảm dần về mức trung bình trong dài hạn, đạt 16,1 triệu đồng/tấn, và về mức 14,5 triệu đồng/tấn trong năm sau. Giá thép xây dựng giảm hạ bớt gánh nặng cho nhiều doanh nghiệp xây dựng khi thép thường chiếm khoảng 20 - 30% chi phí mỗi công trình.

Suốt thời gian dài, biên lợi nhuận của ngành thép chịu nhiều áp lực khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, kèm theo đó là thị trường bất động sản trầm lắng và đầu tư công chưa đạt kỳ vọng.

Tuy nhiên, kênh xuất khẩu vẫn có xu hướng chững lại trong những tháng gần đây, đặc biệt trong mảng tôn mạ, với sản lượng hàng tháng thấp hơn khoảng 30% so với mức đỉnh trong quý IV/2021.

Theo SSI Research, sự sụt giảm về sản lượng như vậy do nhu cầu giảm ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt (đặc biệt là Mỹ và EU). Đây là những thị trường mà trong điều kiện thuận lợi từng chiếm 60 - 70% sản lượng xuất khẩu tôn mạ của Việt Nam.

Thêm vào đó, xuất khẩu trong nửa cuối năm 2022 cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp bảo hộ mà EU áp đặt. EU gần đây đã bổ sung Việt Nam vào nhóm “các nước khác” với hạn ngạch nhập khẩu dành cho nhóm này là 2,1 triệu tấn thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG) từ ngày 1/7/2021 - 30/6/2022, và tăng 4%/năm trong 2 năm tới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem