Giá vật liệu hôm nay 3/9: Giá thép nội tăng, xi măng gặp khó

P.V Thứ bảy, ngày 03/09/2022 12:38 PM (GMT+7)
Giá vật liệu hôm nay 3/9: Tuần qua ghi nhận giá thép nội địa đảo chiều tăng lên sau khi giảm 15 lần liên tiếp trong gần 4 tháng. Trong khi đó, ngành xi măng gặp khó: Tiêu thụ xi măng trong nước không tăng, xuất khẩu sụt giảm...
Bình luận 0

Giá vật liệu hôm nay 3/9: Giá thép trên sàn giảm mạnh trong giao dịch cuối tuần

Giá thép cuối tuần giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải ghi nhận giảm 98 nhân dân tệ xuống mức 3.588 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép giao kỳ hạn tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải cuối tuần cũng giảm 90 nhân dân tệ, xuống mức 3.543 nhân dân tệ/tấn.

Theo Japan Times, nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản là Nippon Steel đang vật lộn với chi phí nguyên liệu thô tăng, đồng yên giảm và nhu cầu suy yếu. Điều này cảnh báo những gã khổng lồ sản xuất của quốc gia này sẽ phải đối mặt với nhiều đợt tăng giá hơn trong năm nay.

Thép được sử dụng trong mọi thứ, từ ô tô, tàu thủy đến các tòa nhà chọc trời, và chi phí tăng vọt là một đòn giáng mạnh vào các nhà sản xuất Nhật Bản - những người cũng đang phải đối mặt với việc tăng giá năng lượng.

Vòng đàm phán giá mới nhất ở Nhật Bản diễn ra khi thị trường toàn cầu bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm ở Trung Quốc, quốc gia sản xuất hơn một nửa lượng thép của thế giới.

Hợp đồng tương lai thép cuộn cán nóng chuẩn của Trung Quốc cuối tuần qua cũng đã giảm hơn 1/4 kể từ cuối tháng 3. Họ đã giao dịch thấp hơn 1,1% trên Sàn giao dịch Thượng Hải vào thứ 6, trong khi giá quặng sắt tại Đại Liên giảm 0,7%.

Chính sách “Zero - Covid” đã cắt giảm nhu cầu và các biện pháp phục hồi nền kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa mang lại kết quả. Cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc đang ảnh hưởng tới thị trường thép của nước này. Kể từ tháng 5 tới tháng 7, giá thép thanh vằn tương lai của nước này giảm 28,6% từ 5.222 nhân dân tệ/tấn (756 USD/tấn) xuống còn 3.726 nhân dân tệ/tấn (543 USD/tấn).

Thép cuộn cán nóng giao ngay hạ 0,56% so với ngày trước xuống còn 3.940 nhân dân tệ/tấn (570 USD/tấn). Loại cuộn cán nguội hạ 0,38% xuống còn 4.370 nhân dân tệ/tấn (632 USD/tấn).

Giá vật liệu hôm nay 3/9: Giá thép nội tăng, xi măng gặp khó - Ảnh 1.

Giá vật liệu hôm nay 3/9: Giá thép trên sàn giảm mạnh trong giao dịch cuối tuần.

Giá vật liệu trong nước hôm nay 3/9

Trong nước, ngày 31/8, nhiều doanh nghiệp bất ngờ thông báo tăng giá thép xây dựng, cao nhất đến 810.000 đồng/tấn, sau gần 4 tháng. 

Công ty Gang thép Tuyên Quang tăng lần lượt 500.000 đồng/tấn và 810.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 14,64 triệu đồng/tấn và 15,1 triệu đồng/tấn.

Giá vật liệu hôm nay 3/9: Giá thép nội tăng, xi măng gặp khó - Ảnh 2.

Diễn biến giá thép Hòa Phát. Nguồn: Steel Online

Giá vật liệu hôm nay 3/9: Giá thép nội tăng, xi măng gặp khó - Ảnh 3.

Diễn biến giá thép Việt Ý. Nguồn: Steel Online

Tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh tăng 260.000 đồng/tấn và 150.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này là 14,63 triệu đồng/tán và 15,28 triệu đồng/tấn.

Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 lần lượt tăng 430.000 đồng/tấn và 220.000 đồng/tấn lên 14,57 triệu đồng/tấn và 15,02 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, hai loại thép trên tăng 600.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn lên 14,64 triệu đồng/tấn và 15,15 triệu đồng/tấn.

Với thép Miền Nam, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,02 triệu đồng/tấn và 15,63 triệu đồng/tấn sau khi cùng tăng 300.000 đồng/tấn.

Về thép Thái Nguyên, hai loại trên là 14,62 triệu đồng/tấn và 15,17 triệu đồng/tấn sau khi tăng 210.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn.

Còn với Pomina, CB240 và D10 CB300 tăng 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn lên 15,08 triệu đồng/tấn và 15,79 triệu đồng/tấn.

Trước đó, giá thép trong nước liên tục giảm 15 lần liên tiếp trong gần 4 tháng, với mức hạ 4-6 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, loại thép và vùng miền.

Giới chuyên gia đang kỳ vọng triển vọng tiêu thụ sẽ tươi sáng hơn vào quý IV năm nay, khi nhu cầu thép của ngành xây dựng được cải thiện.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh tăng giá với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 lên mức 14.630 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.280 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý có giá thép cuộn CB240 lên mức 14.570 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.

Thép Việt Đức cũng điều chỉnh tăng giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 xuống mức 14.640 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 xuống mức giá 15.150 đồng/kg.

Thương hiệu thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 có giá 14.210 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.570 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá 14.370 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.880 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 đứng ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310 đồng có giá 14.750 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 31/8: Giá thép trong nước bất ngờ đảo chiều tăng "sốc" - Ảnh 5.

Giá vật liệu hôm nay 3/9

Giá vật liệu hôm nay 31/8: Giá thép trong nước bất ngờ đảo chiều tăng "sốc" - Ảnh 6.

Giá vật liệu hôm nay 3/9

Giá thép tại miền Trung

Tương tự miền Bắc, thép Hòa Phát đồng loạt tăng giá với 2 sản phẩm của hãng. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 lên 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm xuống còn 15.280 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 14.340 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.250 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 lên mức 14.410 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.670 đồng/kg.

Thép Pomina, với thép cuộn CB240 hiện có giá 15.080 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.790 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 31/8: Giá thép trong nước bất ngờ đảo chiều tăng "sốc" - Ảnh 7.

Giá vật liệu hôm nay 3/9

Giá vật liệu hôm nay 31/8: Giá thép trong nước bất ngờ đảo chiều tăng "sốc" - Ảnh 8.

Giá vật liệu hôm nay 3/9

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 lên mức 14.800 đồng/kg; tương tự thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 15.090 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 đứng ở mức 14.880 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.690 đồng/kg.

Thép Miền Nam, dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.020 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 15.630 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 31/8: Giá thép trong nước bất ngờ đảo chiều tăng "sốc" - Ảnh 9.

Giá vật liệu hôm nay 3/9

Giá vật liệu hôm nay 31/8: Giá thép trong nước bất ngờ đảo chiều tăng "sốc" - Ảnh 10.

Giá vật liệu hôm nay 3/9

Trong khi đó, ngành xi măng gặp khó: Tiêu thụ xi măng trong nước không tăng, xuất khẩu sụt giảm. Báo cáo tiêu thụ ngành hàng này cho biết, 8 tháng năm 2022, tiêu thụ toàn ngành xi măng đạt 65,33 triệu tấn, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 43,56 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu xi măng, clinker 8 tháng chỉ đạt khoảng 21,77 triệu tấn, trị giá 962 triệu USD, giảm 23,7% về lượng và giảm 12,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Sau năm 2021 lập kỷ lục về xuất khẩu gần 46 triệu tấn, xuất khẩu những tháng gần đây đã sụt giảm mạnh do Trung Quốc, thị trường nhập khẩu chính clinker giảm nhập khẩu do thực thi chính sách Zero Covid-19, thị trường lớn thứ 2 là Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi vận tải biển khó khăn và giá cước cao... kèm theo thuế chống bán phá giá trên 10% đang áp với xi măng từ nước ta.

Xuất khẩu vẫn đang trên đà giảm tiếp khiến các nhà sản xuất xi măng trong nước rất lo ngại trong khi chi phí sản xuất clinker tăng rất mạnh. Để giảm áp lực chi phí đầu vào, từ tháng 3 tới nay đã có 3 đợt tăng giá xi măng, nhưng theo các doanh nghiệp, mức tăng giá cả 3 đợt từ 220-270.000 đồng/tấn tùy từng thương hiệu chưa thể bù đắp nổi chi phí.

Lượng hàng tồn kho trong cả nước hiện khoảng 5,9 triệu tấn nguyên liệu, tương đương từ 25 đến 30 ngày sản xuất, chủ yếu là clinker.

Giá vật liệu hôm nay 3/9: Giá thép nội tăng, xi măng gặp khó - Ảnh 11.

Tiêu thụ xi măng trong nước không tăng, xuất khẩu sụt giảm.

Năm 2022, nguồn cung xi măng tiếp tục duy trì ở mức cao (khoảng 107 triệu tấn năm 2022 và hoàn toàn có thể gia tăng sản xuất thêm lên gần 130 triệu tấn nhờ điều chỉnh tỷ lệ phụ gia), trong khi tiêu thụ nội địa dự kiến chỉ khoảng trên 60 triệu tấn, xuất khẩu tiếp tục là kênh tiêu thụ quan trọng của các doanh nghiệp trong ngành.

Hiện nay Việt Nam là nước có sản lượng xi măng lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, đây là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất, trong khi khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa còn hạn chế (dưới 65 triệu tấn).

Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2022 sẽ có thêm 3 dây chuyền xi măng đi vào hoạt động, bao gồm Xuân Thành 3 (4,5 triệu tấn), Long Thành (2,3 triệu tấn), Long Sơn 4 (2,5 triệu tấn).  Riêng dự án xi măng Đại Dương 1, công suất trên 2 triệu tấn đáng lẽ vận hành cuối năm nay nhưng đã lùi hạn hoàn thành sang năm 2023. Như vậy, cuối năm nay, công suất ngành xi măng sẽ được bổ sung thêm khoảng chục triệu tấn nữa.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) nhận định, từ nay đến cuối năm là giai đoạn mà các dự án đầu tư công được đẩy mạnh nên bức tranh tiêu thụ  vật liệu xây dựng sẽ được cải thiện, trong đó có xi măng, từ đó giúp nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng, xử lý được hàng tồn kho.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem