Giá xăng, dầu có thể tăng, tiếp tục đe dọa CPI

Nguyên Khôi Thứ năm, ngày 31/05/2018 18:55 PM (GMT+7)
Thị trường đang tiềm ẩn các nhân tố tác động gây bất lợi đến mục tiêu kiểm soát lạm phát xuất phát trong đó đặc biệt là yếu tố giá xăng, dầu.
Bình luận 0

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 đã bất ngờ tăng 0,55% so với tháng 4 và là mức tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây

Ngày 31/5, nhận định về con số trên, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính cho rằng, việc này xuất phát từ yếu tố thị trường đặc biệt là giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng cao hơn dự báo. Sự thay đổi này đã khiến giá xăng, dầu trong nước phải điều chỉnh.

Cụ thể, trong tháng 5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng hai đợt liên tiếp vào ngày 8/5 và ngày 23/5. Qua 2 đợt, xăng A95 tăng 1.010 đồng/lít, giá xăng E5 tăng 1.010 đồng/lít, giá dầu diesel tăng 960 đồng/lít. Việc này theo tính toán đã khiến giá xăng dầu bình quân tăng tới 3,68% và làm tăng CPI chung 0,16%.

Tin tức mới nhất ngày 31/5 cho thấy, giá xăng, dầu thế giới đang tiếp tục tăng giá. Cụ thể, Giá dầu Brent (giao tháng 6) đang ở mức 76,92 USD/thùng - tăng 92 cent so với hôm qua. Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 6) hiện là 49.020 yên/thùng, tăng 130 yên.

img

 Giá xăng, dầu là một trong những yếu tố khiến CPI tháng 5 tăng cao kỷ lục.

Lý giải thêm về mức tăng kỷ lục tháng qua, ông Tuấn cho biết, CPI tăng một phần vì giá lương thực tăng thời gian qua. Giá thịt lợn trong tháng cũng có xu hướng hồi phục do tổng lượng đàn giảm. Hiện tại, giá thịt lợn hơi đang ở mức gấp đôi giá cùng kỳ năm trước.

Trước lo lắng Việt Nam liệu có thể đảm bảo kiểm soát lạm phát dưới 4% như mục tiêu đã đề ra không, vị này thừa nhận “thị trường vẫn tiềm ẩn các nhân tố tác động gây bất lợi đến mục tiêu kiểm soát lạm phát”.

Ông Tuấn tỏ ra lo lắng về áp lực tăng giá một số nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới có thể tác động vào giá trong nước qua kênh nhập khẩu. Ngoài ra, hậu quả của thiên tai, dịch bệnh theo ông cũng diễn biến phức tạp, khó lường.

Lãnh đạo Cục Quản lý giá thông tin thêm, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Công Thương và Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước hài hòa, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá với liều lượng thích hợp.

Các bộ cũng được Phó Thủ tướng đề nghị chủ động có kịch bản ứng phó nếu giá xăng dầu tăng cao, tạo dư địa thuận lợi cho việc kiểm soát mặt bằng giá cả năm.

Vị đại diện Bộ Tài chính khẳng định sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và bám sát tình hình thực tiễn.

Đến cuối năm 2018, giá xăng dầu sẽ như thế nào?

Mặt hàng xăng dầu có thể tăng 15-20% so với đầu năm tùy vào tình hình thực tế và biến động của giá cả xăng dầu thế...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem