Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá xăng trong nước có thể giảm "sốc"?

Nguyễn Phương Thứ năm, ngày 11/05/2023 08:24 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá dầu thế giới phục hồi nhẹ trong phiên giao dịch sáng nay sau khi giảm hơn 1% vào phiên trước. Giá xăng dầu điều hành trong nước dự báo giảm lần thứ 3, theo đó giá xăng tiếp tục giảm "sốc", có thể tới 1.200 đồng/lít (?).
Bình luận 0

Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Thế giới giảm, dự báo giá xăng dầu trong nước sẽ giảm

Giá dầu hôm nay 11/5 diễn biến tăng mặc dù dự trữ dầu của Mỹ bất ngờ tăng làm dấy lên lo ngại về nhu cầu.

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 11/5 (8h04 giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ở mức 72,982 USD/thùng, tăng 0,58% trong khi giá dầu Brent ở mức 76,778 USD/thùng, tăng 0,48%.

Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá xăng trong nước có thể giảm "sốc"? - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá dầu thế giới phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá xăng trong nước có thể giảm "sốc"? - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá dầu thế giới phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá xăng trong nước có thể giảm "sốc"? - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá dầu thế giới phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá xăng trong nước có thể giảm "sốc"? - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá dầu thế giới phục hồi nhẹ

Giá dầu tăng mặc dù dự trữ dầu của Mỹ bất ngờ tăng làm dấy lên lo ngại về nhu cầu.

Nhu cầu được thị trường dự báo đang dần suy yếu. Dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng khoảng 3,6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 5/5 trong khi dự trữ xăng tăng 399.000 thùng, số liệu được Viện Dầu khí Mỹ (API) công bố hôm 9/5.

Dự trữ dầu của Mỹ tăng cùng với nhập khẩu dầu thô thấp hơn và tăng trưởng xuất khẩu yếu hơn trong tháng 4 ở Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm lo ngại về nhu cầu dầu toàn cầu.

Thị trường cũng đang chờ đợi báo cáo dầu hàng tháng từ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vào ngày 11/5 để biết liệu tổ chức này và các đối tác có cần cắt giảm sản lượng một lần nữa để thúc đẩy giá hay không (?).

Giá dầu thế giới giảm hơn 1 USD trong phiên 10/5, sau khi số liệu lạm phát củng cố đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn có thể tăng lãi suất cao hơn nữa.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 0,4% trong tháng 4, cao hơn so với mức tăng chỉ 0,1% trong tháng 3, do chi phí nhiên liệu và giá thuê nhà tăng. Điều này làm tăng khả năng Fed sẽ duy trì mức lãi suất cao.

So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tăng 4,9%. Đây là mức tăng hằng năm nhỏ nhất kể từ tháng 4/2021 và giảm nhẹ so với mức tăng 5% ghi nhận trong tháng 3.

Không tính đến giá năng lượng và thực phẩm, CPI lõi của Mỹ tăng 0,4% trong tháng 4, tương đương với mức tăng của tháng 3. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI lõi đã tăng 5,5% trong tháng 4, giảm so với mức tăng 5,6% trong tháng 3/2023.

Lãi suất toàn cầu tăng đã ảnh hưởng đến giá dầu trong những tháng gần đây, khi các nhà giao dịch lo ngại về suy thoái kinh tế.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, ngày 4/5, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 4/5.

Ở kỳ điều chỉnh ngày 4/5, giá xăng giảm 1.251 - 1.319 đồng, còn 21.437 - 22.320 đồng/lít, dầu giảm 952 - 1.143 đồng, còn 18.254 - 18.528 đồng/lít.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu này, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập Quỹ BOG xăng dầu: Thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 500 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít), xăng RON 95 ở mức 500 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít); dầu điêzen ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (kỳ trước 0 đồng/kg). Chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu: Không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng, dầu.

Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá xăng trong nước có thể giảm "sốc"? - Ảnh 5.

Ở kỳ điều chỉnh ngày 4/5, giá xăng giảm 1.251 - 1.319 đồng, còn 21.437 - 22.320 đồng/lít, dầu giảm 952 - 1.143 đồng, còn 18.254 - 18.528 đồng/lít.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ BOG giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 11/5 như sau: Xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.437 đồng/lít (giảm 1.251 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON 95-III 883 đồng/lít; Xăng RON 95-III không cao hơn 22.320 đồng/lít (giảm 1.319 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S không cao hơn 18.254 đồng/lít (giảm 1.143 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa không cao hơn 18.528 đồng/lít (giảm 952 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.509 đồng/kg (giảm 334 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Theo liên Bộ Công Thương - Tài chính, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 21/4/2023-04/5/2023) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Những lo ngại về suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng ngân hàng tiếp tục gia tăng; việc Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm; hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 4… Các yếu tố này tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là giảm.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 21/4/2023 và kỳ điều hành ngày 04/5/2023 là: 89,393 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (giảm 8,565 USD/thùng, tương đương giảm 8,74% so với kỳ trước); 93,336 USD/thùng xăng RON 95 (giảm 8,540 USD/thùng, tương đương giảm 8,38% so với kỳ trước); 91,934 USD/thùng dầu hỏa (giảm 5,891 USD/thùng, tương đương giảm 6,02% so với kỳ trước); 90,918 USD/thùng dầu điêzen (giảm 7,030 USD/thùng, tương đương giảm 7,18% so với kỳ trước); 447,153 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 25,344 USD/tấn, tương đương giảm 5,36% so với kỳ trước).

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước đang được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đã phục hồi trở lại.

Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định: Đưa mức trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu Mazut về mức 300 đồng/kg (kỳ trước không trích lập); tăng mức trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng E5 RON 92, xăng RON 95 lên 500 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít); giữ nguyên mức trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu điêzen và dầu hỏa; tiếp tục không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động của giá xăng dầu thế giới; tạo dư địa Quỹ BOG; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. 

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 13 đợt điều chỉnh, trong đó có 7 đợt tăng, 5 đợt giảm và một đợt giữ nguyên.

Được biết, dữ liệu thống kê tính đến tối 9/5 cho thấy giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore có xu hướng giảm so với kỳ điều hành trước. Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 bình quân trên thị trường Singapore là 82,99 USD/thùng; còn giá xăng RON 95 là 87,67 USD/thùng. 

Ước tính giá xăng dầu nhập khẩu đang thấp hơn giá được điều chỉnh tại kỳ trước, cụ thể với xăng thấp hơn 980-1.190 đồng/lít, dầu thấp hơn khoảng 660-940 đồng/lít/kg. Do vậy, mức giảm có thể tương ứng. Trường hợp cơ quan điều hành thay đổi mức chi, trích Qũy BOG xăng dầu, mức giảm có thể sẽ ít hơn.

Tại cuộc họp về bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước vừa qua, cho rằng nguồn cung trong nước vẫn còn bị động, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ tổng nguồn tối thiểu đã được Bộ Công Thương phân giao từ đầu năm (cả về số lượng và chủng loại) để đảm bảo cung cấp liên tục xăng dầu cho khách hàng; phải chủ động nguồn hàng trong mọi tình huống (cả nguồn trong nước và nhập khẩu). 

Bộ trưởng cũng lưu ý, các doanh nghiệp đầu mối cần có sự trao đổi thống nhất, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với thương nhân phân phối và doanh nghiệp bán lẻ để có được tiếng nói chung và hài hòa về lợi ích.

Bộ trưởng cũng đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu mối và cả hệ thống phân phối kinh doanh xăng dầu trong việc tiếp cận vốn (về cả hạn mức tín dụng và điều kiện vay vốn), tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn cho doanh nghiệp để nhập hàng.

Trước điều chỉnh giảm giá xăng dầu vừa qua, Quỹ BOG xăng dầu của doanh nghiệp xăng dầu lớn tiếp tục tăng mạnh.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa cập nhật số liệu đến trước 15 giờ ngày 4/5 cho thấy, Quỹ BOG xăng dầu tại doanh nghiệp này đã tăng từ mức 2.633 tỷ đồng (lần điều chỉnh trước ngày 21/4) lên 2.738 tỷ đồng. 

Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) cũng thông báo Quỹ BOG xăng dầu của doanh nghiệp tạm tính đến hết ngày 30/4 tăng từ 308,362 tỷ đồng lên 317,51 tỷ đồng. 

Theo Bộ Tài chính, tính hết năm 2022, Quỹ BOG xăng dầu còn hơn 4.617 tỷ đồng, cao nhất từ quý I/2021 đến nay, tăng hơn 2.000 tỷ đồng so với quý liền trước đó. 

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem