Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Giá xăng dầu có thể giảm bao nhiêu chiều nay?

Nguyễn Phương Thứ sáu, ngày 21/04/2023 08:14 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Lo ngại suy thoái kinh tế tiếp tục đẩy giá dầu thế giới giảm. Giá dầu Brent giảm về sát mức 81 USD/thùng. Còn giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều chỉnh chiều nay được dự báo giảm theo giá thế giới.
Bình luận 0

Giá dầu thế giới hôm nay (21/4) tiếp tục giảm trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất bất chấp dữ liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc và dự trữ dầu thô của Mỹ giảm.

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 21/4 (8h02 giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ở mức 77,297 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent ở mức 80,916 USD/thùng.

Trước đó, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 21/4, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2023 ở mức 76,43 USD/thùng, giảm 0,21 USD trong phiên và giảm 1,66 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 20/4.

Trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2023 đứng ở mức 80,80 USD/thùng, giảm 0,3 USD trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Giá xăng dầu có thể giảm bao nhiêu chiều nay? - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Lo ngại suy thoái kinh tế tiếp tục đẩy giá dầu thế giới giảm.

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Giá xăng dầu có thể giảm bao nhiêu chiều nay? - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Lo ngại suy thoái kinh tế tiếp tục đẩy giá dầu thế giới giảm.

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Giá xăng dầu có thể giảm bao nhiêu chiều nay? - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Lo ngại suy thoái kinh tế tiếp tục đẩy giá dầu thế giới giảm.

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Giá xăng dầu có thể giảm bao nhiêu chiều nay? - Ảnh 4.

Nhiều dự báo cho rằng giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 21/4 có thể giảm do giá dầu thế giới bất ngờ hạ nhiệt.

Giá dầu thế giới hôm nay (21/4) tiếp tục giảm trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất bất chấp dữ liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc và dự trữ dầu thô của Mỹ giảm.

Một trong những lý do lớn khiến giá dầu trượt dốc là nỗi sợ suy thoái. Số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tăng vừa phải vào tuần trước. Điều này cho thấy thị trường lao động đang chậm lại sau một năm Fed tăng lãi suất và làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu.

Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ vào hôm 20/4, dự trữ xăng bất ngờ tăng 1,3 triệu thùng trong tuần trước lên 223,5 triệu thùng. Nhu cầu xăng cũng giảm 3,9% so với mức của năm trước xuống 8,5 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4,6 triệu thùng, nhưng các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm đó có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Tại Anh, lạm phát tiếp tục duy trì ở mức hai con số đã củng cố kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Anh.

Các chuyên gia dự báo, giá dầu thô có thể tiếp tục lao dốc, rơi vào khoảng 76,15-77,25 USD/thùng. Với đà giảm ngày càng tăng, mục tiêu 76,15 USD/thùng có thể nhanh chóng đạt được. Tuy nhiên, một số nhà phân tích khá lạc quan về giá dầu và kỳ vọng giá dầu sẽ tăng trở lại ở mức trên 80 USD/thùng. 

Trong phiên giao dịch chiều 20/4, giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống khi đồng USD mạnh lên giữa những đồn đoán lãi suất tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, số liệu kinh tế gần đây của Mỹ và Trung Quốc cũng không đủ để khuyến khích dự báo  nhu cầu sẽ cải thiện.

Giá cả hai mặt hàng trên đều giảm phiên thứ hai sau khi giảm 2% trong phiên 19/4 và đang ở mức thấp nhất kể từ khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh, còn gọi là OPEC+, bất ngờ tuyên bố cắt giảm sản lượng vào ngày 2/4.

Giá dầu WTI đã quay trở lại dưới mốc 80 USD/thùng và có thể tiếp tục giảm xuống khi đồng USD tăng mạnh hơn. Chỉ số USD mạnh lên khiến giá dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ đồng tiền khác. Đồng USD tăng đã gây sức ép lên thị trường dầu mỏ trong tuần này trước khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất và lợi suất trái phiếu bắt đầu tăng trở lại.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, ngày 11/4, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 11/4. 

Ở kỳ điều chỉnh ngày 11/4, các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng 1.091 - 1.120 đồng/lít, giá xăng hiện đang ở mức 23.173 - 24.245 đồng/lít.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu này, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 150 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít), xăng RON 95 ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu điêzen ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu mazut ở mức 0 đồng/kg (kỳ trước 300 đồng/kg). Về chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu: Không chi Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu điêzen và dầu hỏa; chi Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu mazut ở mức 300 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Giá xăng dầu có thể giảm bao nhiêu chiều nay? - Ảnh 5.

Nhiều dự báo cho rằng giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 21/4 có thể giảm do giá dầu thế giới bất ngờ hạ nhiệt.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ BOG giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 21/4 như sau: Xăng E5 RON 92: không cao hơn 23.173 đồng/lít (tăng 1.091 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.072 đồng/lít; Xăng RON 95-III: không cao hơn 24.245 đồng/lít (tăng 1.120 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 20.149 đồng/lít (tăng 719 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 19.739 đồng/lít (tăng 702 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.194 đồng/kg (tăng 765 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Theo liên Bộ Công Thương - Tài chính, Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 03/4/2023-11/4/2023) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, đã đồng ý nâng sản lượng cắt giảm tự nguyện từ tháng 5 lên 1,6 triệu thùng mỗi ngày để ổn định thị trường toàn cầu; tâm lý lo ngại lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế toàn cầu…; các yếu tố này tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là tăng.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 03/4/2023 và kỳ điều hành ngày 11/4/2023 là: 101,640 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 7,818 USD/thùng, tương đương tăng 8,33% so với kỳ trước); 104,672 USD/thùng xăng RON95 (tăng 6,378 USD/thùng, tương đương tăng 6,49% so với kỳ trước); 99,356 USD/thùng dầu hỏa (tăng 4,528 USD/thùng, tương đương tăng 4,78% so với kỳ trước); 101,504 USD/thùng dầu điêzen (tăng 4,613 USD/thùng, tương đương tăng 4,76% so với kỳ trước); 464,084 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 54,156 USD/tấn, tương đương tăng 13,21% so với kỳ trước).

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước đang được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đã phục hồi trở lại.

Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định: Giảm mức trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 và dừng trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu mazut; giữ nguyên mức trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng RON 95, dầu điêzen và dầu hỏa; tiếp tục không chi Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu điêzen và dầu hỏa; chi Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu mazut.

Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động của giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. 

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 11 đợt điều chỉnh, trong đó có 7 đợt tăng, 3 đợt giảm và một đợt giữ nguyên.

Chia sẻ với báo chí, lãnh đạo một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhận định giá bán lẻ mặt hàng này tại kỳ điều chỉnh chiều nay (ngày 21/4) có thể giảm do giá dầu thế giới hạ nhiệt. Vì giá xăng dầu thế giới đi xuống ngay trước kỳ điều chỉnh giá của liên Bộ, nên khả năng cao giá xăng dầu sẽ giảm nhẹ trong khoảng 300-500 đồng/lít (kg). 

Tuy nhiên, việc điều hành giá xăng dầu cụ thể còn phụ thuộc vào cả giai đoạn diễn biến của giá dầu thế giới kỳ này và phụ thuộc vào việc điều hành Quỹ BOG xăng dầu. 

Trước đó, ngày 7/4, Bộ Tài chính có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về rà soát, điều chỉnh khoản chi phí kinh doanh định mức trong giá cơ sở xăng dầu.

Tại văn bản này, Bộ Tài chính đã cập nhật mức chi phí mới cho xăng dầu dựa trên chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, khoản Premium trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng của các thương nhân đầu mối xăng dầu thực hiện và diễn biến thị trường xăng dầu trong nước từ đầu năm 2023 đến nay.

Theo đánh giá của cơ quan này, từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình cung cầu xăng dầu trong nước cơ bản ổn định, không có hiện tượng khan hiếm xăng dầu cục bộ tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng khẳng định không nhận được ý kiến phản ánh của cơ quan, doanh nghiệp về biến động bất thường về chi phí xăng dầu.

Trong quá trình rà soát, tổng hợp các khoản chi phí xăng dầu hàng tháng do doanh nghiệp báo cáo cho thấy một số chủng loại xăng, dầu không có dữ liệu về chi phí để tổng hợp đánh giá. Đồng thời, qua rà soát các khoản chi phí phát sinh từ đầu năm 2023 đến nay cho thấy có khoản chi phí tăng, có khoản chi phí giảm nhưng đều ở biên độ thấp, không có biến động bất thường.

Theo dõi các khoản chi phí nêu trên tại các kỳ rà soát, tổng hợp từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ Tài chính nhận thấy có biến động tăng, giảm nhưng ở mức thấp.

Bộ Tài chính không nhận được ý kiến phản ánh của cơ quan, doanh nghiệp về biến động bất thường về chi phí xăng dầu. Do vậy, Bộ đề xuất Chính phủ bỏ quy định rà soát chi phí xăng dầu trước ngày 20 hằng tháng.

Được biết, Trong Nghị quyết 50, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương trình Chính phủ nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021 và Nghị định số 83/2014 về kinh doanh xăng dầu. Trong Nghị quyết 50, Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống và điều hành giá xăng dầu theo quy định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem