Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Vì sao giá xăng dầu trong nước giảm nhỏ giọt?

Nguyễn Phương Thứ ba, ngày 22/11/2022 08:53 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá xăng dầu đã dần phục hồi. Giá dầu Brent nhích nhẹ lên gần 88 USD/thùng. Trong nước, sau 4 lần tăng giá liên tiếp, giá xăng dầu đã quay đầu giảm nhẹ từ 15 giờ chiều 21/11, mức giảm cao nhất 180 đồng/lít, chỉ có dầu mazut tăng 25 đồng/kg.
Bình luận 0

Áp lực nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh thị trường kỳ vọng nhu cầu năng lượng vào mùa đông tăng đã hỗ trợ giá dầu hôm nay duy trì đà tăng nhẹ.

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Dầu thô tăng nhẹ, Brent ở mức gần 88 USD/thùng 

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 22/11/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2023 đứng ở mức 80,23 USD/thùng, tăng 0,19 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2023 đứng ở mức 87,62 USD/thùng, tăng 0,17 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Vì sao giá xăng dầu trong nước giảm nhỏ giọt? - Ảnh 1.

Áp lực nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh thị trường kỳ vọng nhu cầu năng lượng vào mùa đông tăng đã hỗ trợ giá dầu hôm nay duy trì đà tăng nhẹ.

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Vì sao giá xăng dầu trong nước giảm nhỏ giọt? - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Dầu thô tăng nhẹ, Brent ở mức 87,69 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Vì sao giá xăng dầu trong nước giảm nhỏ giọt? - Ảnh 3.

Áp lực nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh thị trường kỳ vọng nhu cầu năng lượng vào mùa đông tăng đã hỗ trợ giá dầu hôm nay duy trì đà tăng nhẹ.

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Vì sao giá xăng dầu trong nước giảm nhỏ giọt? - Ảnh 4.

Áp lực nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh thị trường kỳ vọng nhu cầu năng lượng vào mùa đông tăng đã hỗ trợ giá dầu hôm nay duy trì đà tăng nhẹ.

Giá dầu hôm nay có xu hướng đi ngang bất chấp những lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc sụt giảm do diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 trong bối cảnh áp lực nguồn cung thắt chặt gia tăng trước sự leo thang căng thẳng Nga-Ukraine.

Theo tính toán, cơ chế giới hạn giá do Mỹ dẫn đầu của G7 và lệnh cấm từ EU có khả năng làm gián đoạn 2,5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày đến châu Âu. Lệnh cấm vào tháng 2 đối với các sản phẩm dầu thô cũng sẽ có tác động đáng lo ngại đối với thị trường dầu diesel vốn đã khan hiếm.

Giá dầu ngày 22/11 tăng nhẹ còn do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ được cải thiện khi nhiều nước bước vào cao điểm mùa đông.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu hôm nay còn chịu áp lực giảm giá bởi đà đi xuống của các thị trường chứng khoán và đồng USD mạnh hơn.

Chiều 21/11, giá dầu châu Á xuống mức thấp nhất trong hai tháng, giữa những lo ngại về nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc và đà tăng của đồng USD.

Trong phiên cuối tuần trước, giá cả hai loại dầu trên đều đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ ngày 27/9, ghi dấu tuần giảm thứ hai liên tiếp với giá dầu Brent giảm 9% và dầu WTI giảm 10%.

Các nhà phân tích nhận định ngoài triển vọng nhu cầu yếu do các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 của Trung Quốc, đà tăng của đồng USD cũng là nhân tố làm giảm giá dầu.

Niềm tin đã trở nên mong manh khi tất cả các số liệu kinh tế của các nước lớn gần đây đều đánh đi tín hiệu về một kịch bản suy thoái, đặc biệt là tại Anh và Khu vực đồng euro (Eurozone). Bên cạnh đó, những bình luận cứng rắn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuần trước cũng làm dấy lên lo ngại về triển vọng của kinh tế Mỹ.

Số ca mắc Covid-19 mới tại Trung Quốc vẫn gần mức cao nhất của tháng 4 khi nước này chiến đấu với dịch bệnh bùng phát trên toàn quốc và ở các thành phố lớn. Các trường học trên một số quận ở thủ đô Bắc Kinh đã đóng cửa các lớp học trực tuyến ngày 21/11 sau khi các quan chức yêu cầu người dân ở nhà.

Trong khi đó, tình trạng khan hiếm nguồn cung dầu thô tại châu Âu đã giảm bớt khi các nhà máy lọc dầu đã làm đầy các kho dự trữ trước khi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu đối với dầu thô của Nga có hiệu lực vào ngày 5/12.

Rủi ro về phía nguồn cung, ít nhất là trong ngắn hạn đang bắt đầu có dấu hiệu giảm bớt. Trung Quốc đang nhập khẩu nhiều dầu thô hơn từ phía Nga, với lượng nhập khẩu trong tháng 10 tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, và đạt mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua. Dòng chảy dầu từ Nga về Trung Quốc được tăng cường cũng sẽ hạn chế một ít áp lực nguồn cung dầu từ các nước khác trong bối cảnh các nước Tây Âu đang tìm cách cấm vận dầu Nga

Ngoài ra, những lo ngại ban đầu về thiếu hụt nguồn cung khiến các nhà máy lọc dầu tại châu Âu đang có “nhiều dầu thô” hơn mức cần thiết để giao trong tháng 11 và 12. Goldman Sachs cũng đã hạ dự báo giá dầu cho quý IV 10 USD/thùng xuống còn 100 USD/thùng trước tác động tiêu cực từ dịch bệnh Trung Quốc. 

Tuy nhiên, rủi ro nguồn cung dài hạn vẫn sẽ là yếu tố cản trở đà giảm sâu và khiến giá dầu có thể giằng co với biên độ hẹp, nhất là trước thông tin phía G7 dự kiến công bố mức giá trần lên dầu Nga vào thứ 4 tuần này.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, ngày 21/11, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/11.

Thông tin từ liên Bộ Công Thương - Tài chính, trong kỳ điều hành giá xăng dầu lần thứ 3 trong tháng 11, giá các mặt hàng xăng dầu đã giảm nhẹ sau 4 kỳ tăng liên tiếp.

Cũng trong kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính không chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và thực hiện trích lập quỹ đối với xăng RON 95 là 200 đồng/lít, xăng E5 RON 92 là 250 đồng/lít; dầu diesel là 300 đồng/lít; dầu hỏa 0 đồng/lít; dầu mazut là 300 đồng/lít.

Theo đó, giá xăng dầu áp dụng từ 15 giờ ngày 21/11 cụ thể như sau, giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.671 đồng/lít, giảm 40 đồng/lít. Giá xăng RON 95 không cao hơn 23.878 đồng/lít, giảm 80 đồng/lít.

Giá dầu diesel không cao hơn 24.801 đồng/lít, giảm 182 đồng/lít. Giá dầu mazut không cao hơn 24.640 đồng/lít, tăng 25 đồng/lít. Giá dầu hỏa không cao hơn 24.640 đồng/lít, giảm 107 đồng/lít.

Như vậy, sau 4 kỳ điều chỉnh vào các ngày 11/11, 1/11, 21/10 và 11/10, giá xăng dầu từ chiều ngày 21/11 đã quay đầu giảm nhẹ.

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Vì sao giá xăng dầu trong nước giảm nhỏ giọt? - Ảnh 5.

Tại thị trường trong nước, ngày 21/11, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/11.

Lý giải việc chỉ giảm giá nhẹ, Bộ Công Thương cho biết, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 21/11/2022 và kỳ điều hành ngày 11/11/2022 là: 94,992 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (giảm 0,550 USD/thùng, tương đương giảm 0,58% so với kỳ trước); 100,787 USD/thùng xăng RON 95 (giảm 0,413 USD/thùng, tương đương giảm 0,41% so với kỳ trước; 123,913 USD/thùng dầu hỏa (giảm 0,560 USD/thùng, tương đương giảm 0,45% so với kỳ trước); 129,525 USD/thùng dầu điêzen (giảm 2,927 USD/thùng, tương đương giảm 2,21% so với kỳ trước); 429,925 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 1,139 USD/tấn, tương đương tăng 0,27% so với kỳ trước).

Sau khi thực hiện các mức chi, trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu, hiện giá bán các loại xăng dầu được niêm yết phổ biến trên thị trường ngày 22/11 như sau: Giá xăng E5 RON 92: không cao hơn 22.671 đồng/lít (giảm 40 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); thấp hơn xăng RON95-III 1.116 đồng/lít; Xăng RON 95-III: không cao hơn 23.787 đồng/lít (giảm 80 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 24.801 đồng/lít (giảm 182 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 24.640 đồng/lít (giảm 107 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14.785 đồng/kg (tăng 25 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Vì sao giá xăng dầu trong nước giảm nhỏ giọt? - Ảnh 6.

Nguồn: Bộ Công Thương

Được biết, TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng về việc rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu còn 3 - 5 ngày/lần (kể cả ngày nghỉ) so với quy định hiện hành là 10 ngày. 

Bên cạnh đó, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở xăng, dầu như chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng.

Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các thương nhân đầu mối chia sẻ nguồn lợi nhuận cho đại lý, cửa hàng bán lẻ một cách hợp lý, trong đó bảo đảm mức chiết khấu tối thiểu 500 đồng/lít.

Bộ Tài chính mới đây đã xây dựng 4 kịch bản áp thuế bảo vệ môi trường (BVMT) theo biến động giá nhiên liệu thế giới trong năm 2023 mà không phải xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ này kiến nghị 4 mức thuế áp dụng trong năm sau đối với xăng dầu tương ứng với kịch bản giá dầu thô thế giới. Cụ thể, trường hợp giá dầu thô thế giới dưới 70 USD/thùng, thuế BVMT với xăng sẽ quay trở về mức 4.000 đồng/lít, nhiên liệu bay 3.000 đồng/lít, dầu diesel 2.000 đồng/lít.

Đây cũng là mức thuế BVMT kịch khung trong biểu thuế suất BVMT với xăng dầu hiện nay. Trường hợp 2, giá dầu thô ở ngưỡng 70 - 80 USD/thùng, mức thuế suất BVMT với xăng, dầu và mỡ nhờn giảm 25% so với mức trần. Tức là, mỗi lít xăng sẽ chịu 3.000 đồng thuế BVMT, nhiên liệu bay 2.250 đồng; dầu diesel 1.500 đồng.

Trường hợp 3, nếu giá dầu thô thế giới 80 - 100 USD/thùng, thuế BVMT với xăng, dầu và mỡ nhờn còn một nửa so với quy định khung thuế: xăng là 2.000 đồng/lít, nhiên liệu bay là 1.500 đồng/lít, dầu diesel là 1.000 đồng/lít… Trường hợp cuối cùng, khi giá dầu vọt trên mốc 100 USD/thùng, mức thuế BVMT áp dụng với xăng, nhiên liệu bay cùng là 1.000 đồng/lít, dầu diesel 500 đồng/lít...

Các chuyên gia cho rằng, chính sách thuế BVMT theo đề xuất của Bộ Tài chính cơ bản chỉ làm tăng giá xăng dầu. Điều này không có lợi cho cả người dân và nền kinh tế. Theo nhiều chuyên gia, nên bỏ hẳn thuế này để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Nếu muốn tính, các Bộ ngành phải có nghiên cứu và chứng minh bằng cơ sở khoa học rõ ràng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem