Giá xăng dầu hôm nay 25/5: Bất ngờ tăng mạnh

P.V Thứ tư, ngày 25/05/2022 09:18 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 25/5 bất ngờ tăng mạnh sau những lo lắng về nguồn cung thắt chặt và khi thị trường lo ngại EU sắp đạt được sự thống nhất về một lệnh cấm vận dầu Nga.
Bình luận 0

Giá xăng dầu hôm nay 25/5: Tăng mạnh trở lại, châu Âu sẵn sàng cấm vận dầu thô Nga

Giá dầu thô WTI của Mỹ sáng nay (25/5) quay đầu tăng sau những lo lắng về nguồn cung thắt chặt, lấn át lo ngại về suy thoái kinh tế và chính sách kiềm chế Covid-19 của Trung Quốc.

Vào đầu giờ sáng ngày 25/5/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 110,62 USD/thùng, tăng 0,85 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2022 đứng ở mức 114,19 USD/thùng, tăng 0,63 USD/thùng trong phiên.

Kết thúc phiên giao dịch khuya 24/5, dầu thô Brent tiến 14 cent lên 113,56 USD/thùng; dầu WTI giảm 52 cent xuống 109,77 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 25/5: Bất ngờ tăng mạnh - Ảnh 1.

Giá dầu thô WTI của Mỹ sáng nay quay đầu tăng sau những lo lắng về nguồn cung thắt chặt.

Giá dầu ngày 25/5 tăng mạnh trong bối cảnh thị trường dầu thô ghi nhận khả năng EU sắp đạt được sự thống nhất trong việc áp lệnh cấm vận dầu thô Nga.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nhấn mạnh rằng: “Một lệnh cấm vận dầu mỏ Nga nhằm đáp trả cuộc xung đột với Ukraine là trong tầm tay".

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do đồng USD liên tục suy yếu và các trung tâm thương mại, kinh tế lớn của Trung Quốc vẫn giữ kế hoạch mở cửa, trở lại trạng thái bình thường khi số ca nhiễm Covid-19 đang được kiểm soát tốt.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu hôm nay cũng đang bị kiềm chế bởi thông tin OPEC+ sẵn sàng tăng mạnh sản lượng, cao hơn mức thoả thuận và đạt mức sản lượng cao hơn mức trước khi cắt giảm vào hồi tháng 4/2022.

Giá xăng dầu hôm nay 25/5: Bất ngờ tăng mạnh - Ảnh 2.

Trong nước, sau khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cam kết cung cấp hơn 1,8 triệu m3 xăng dầu trong quý 2, lượng xăng dầu nhập khẩu giảm đến 40%.

Tại thị trường trong nước, ngày 23/5, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành giá từ ngày 24/5.

Theo đó, tại kỳ điều hành ngày 23/5, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định ngừng trích lập và thực hiện chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với các loại xăng để giá xăng trong nước có mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng thế giới. Bên cạnh đó, liên Bộ quyết định tăng trích lập Quỹ BOG đối với các loại dầu nhằm duy trì Quỹ BOG để có công cụ điều hành trong thời gian tới.

Cụ thể, thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 0 đồng/lít (kỳ trước là 100 đồng/lít) và xăng RON 95 ở mức 0 đồng/lít (kỳ trước là 100 đồng/lít), dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa là 300 đồng/lít và dầu mazut là 400 đồng/kg. Thực hiện chi Quỹ BOG đối với xăng E5 RON 92 ở mức 100 đồng/lít và xăng RON 95 ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước không chi), các mặt hàng dầu không chi.

Ngày 25/5, giá bán lẻ xăng dầu trong nước cụ thể như sau: Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 29.633 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 30.657 đồng/lít; giá dầu điêzen 0.05S không cao hơn 25.553 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 24.405 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 20.598 đồng/kg.

Chiều 23/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng đã nêu "đối sách" về thuế, ứng phó giá xăng dầu trong nước tăng mạnh. Tại báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản cộng thêm tác động từ xung đột Nga – Ukraine leo thang, khiến giá năng lượng tăng cao kỷ lục. Các tổ chức quốc tế đều dự báo kịch bản giá dầu bình quân năm 2022 tăng khoảng 20-30 USD (tức là tăng khoảng 30-40%, từ mức bình quân 69 USD/thùng năm 2021 lên mức bình quân khoảng 90-100 USD/thùng năm 2022). Ngân hàng Golman Sachs dự báo giá dầu có thể tăng lên mức 125 USD/thùng vào quý III/2022.

Theo đó, giá xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất trong nước, gây sức ép đến lạm phát năm 2022. Trong bối cảnh hiện nay, Ủy ban Kinh tế cho biết, có ý kiến cho rằng bên cạnh việc cần đặc biệt chú ý về nguy cơ lạm phát từ bên ngoài, cần nghiên cứu kịch bản tiếp tục giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để ứng phó trong trường hợp giá dầu thế giới biến động lớn, tăng cao hơn, cũng như thực hiện hoãn, giãn việc tăng các sắc thuế, phí nhằm bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng khác.

Trong khi các đại biểu đều bày tỏ lo ngại về giá xăng dầu leo thang, bên hành lang Quốc hội Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: "Thực tế, chúng ta vẫn còn có công cụ để hạ nhiệt giá xăng dầu. Tuy nhiên, giá xăng dầu trong nước liên thông với giá xăng dầu thế giới, cho nên cơ quan chức năng phải theo dõi sát diễn biến của giá xăng dầu thế giới để có giải pháp điều chỉnh phù hợp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem