Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Giá dầu vọt tăng

Nguyễn Phương Thứ sáu, ngày 31/03/2023 08:50 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Giá dầu thô tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay bởi lo ngại nguồn cung từ Iraq và dự trữ dầu của Mỹ giảm. Giá dầu Brent tăng vượt mức 79 USD/thùng.
Bình luận 0

Đồng USD mất giá cộng với những lo ngại gián đoạn nguồn cung dầu từ Iraq và thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm đã hỗ trợ giá dầu hôm nay quay đầu tăng mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Giá dầu thô tăng mạnh 

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 31/3 (8h37 giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ổn định ở mức 74,646 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent ở mức 78,875 USD/thùng.

Trước đó, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 31/3/2023, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2023 đứng ở mức 74,47 USD/thùng, giảm 0,02 USD trong phiên. Nhưng nếu so với cùng thời điểm ngày 30/3, giá dầu WTI giao tháng 6/2023 đã tăng tới 1,43 USD/thùng.

Trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2023 đứng ở mức 78,53 USD/thùng, giảm 0,07 USD trong phiên nhưng đã tăng 1,03 USD so với cùng thời điểm ngày 30/3.

Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Giá dầu vọt tăng - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Giá dầu thô tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Giá dầu vọt tăng - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Giá dầu thô tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Giá dầu vọt tăng - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Giá dầu thô tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Giá dầu vọt tăng - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Giá dầu thô tăng mạnh

Giá dầu hôm nay tăng mạnh chủ yếu do đồng USD lao dốc khi thị trường đặt cược vào việc Fed sẽ giữ nguyên mức lãi suất vào tháng 5 và có kế hoạch hạ nhiệt lãi suất từ tháng 6/2023.

Lãi suất giảm sẽ giảm áp lực chi phí đối với các hoạt động kinh tế cũng như tiêu dùng của người dân, có thể kích thích các nhu cầu đi lại, qua đó thúc đẩy nhu cầu năng lượng, trong đó có dầu thô.

Giá dầu hôm nay cũng được hỗ trợ bởi lo ngại gián đoạn nguồn cung dầu từ từ khu vực bán tự trị của người Kurd và Nga cắt giảm sản lượng, dù mức cắt giảm thấp hơn dự kiến.

Ngoài ra, giá dầu ngày 31/3 cũng được hỗ trợ bởi thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm. Cụ thể, theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô Mỹ đã giảm 7,5 triệu thùng trong tuần tính đến 21/3, vượt xa con số giảm 1,1 triệu thùng của tuần trước đó.

Tâm lý tích cực của nhà đầu tư và đà tăng điểm của thị trường chứng khoán cũng là yếu tố hỗ trợ giá dầu thô đi lên từ mức thấp nhất 15 tháng.

Giá dầu thế giới tăng hơn 1% trong phiên 30/3 trong bối cảnh lượng dầu dự trữ tại Mỹ thấp hơn và hoạt động xuất khẩu tạm ngừng từ khu vực Kurdistan của Iraq đã “bù đắp” sức ép từ việc nguồn cung cắt giảm của Nga ít hơn dự kiến.

Một thông tin khác cũng hỗ trợ thị trường là báo cáo hôm 29/3 từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), cho thấy lượng dầu tại các kho dự trữ ở nước này đã bất ngờ giảm trong tuần kết thúc ngày 24/3 xuống mức thấp của hai năm.

Lượng dầu tại các kho đã giảm khoảng 7,5 triệu thùng so với dự báo tăng 100.000 thùng.

Những yếu tố này đã giúp bù đắp phần nào tâm lý của nhà giao dịch sau khi Nga cắt giảm sản lượng dầu thô ít hơn dự kiến trong ba tuần đầu tiên của tháng 3/2023.

Theo các nguồn tin thân cận, sản lượng dầu Nga đã giảm 300.000 thùng so với với mục tiêu cắt giảm 500.000 thùng, khoảng 5% sản lượng Nga.

Thị trường hiện đang chờ đợi số liệu lạm phát và tiêu dùng của Mỹ, công bố ngày 31/3 và sự tác động lên giá trị đồng USD.

Trong khi đó, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, có thể sẽ tuân thủ thỏa thuận hiện tại về việc cắt giảm sản lượng dầu tại cuộc họp ngày 3/4.

Ngân hàng UBS cho rằng giá dầu sẽ vẫn biến động trong ngắn hạn, song nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc dự kiến tiếp tục tăng và sản lượng dầu Nga thấp sẽ hỗ trợ giá dầu trong những quý tới.

Công ty năng lượng PetroChina ngày 30/3 cho biết mức tiêu thụ nhiên liệu tinh chế của Trung Quốc trong năm nay có khả năng tăng 3% so với mức trước đại dịch Covid-19.

Các nhà phân tích cho biết nếu mọi việc diễn ra như mong đợi và có thể tránh được suy thoái, giá dầu sẽ dao động quanh mức 75-85 USD/thùng trong những tháng tới.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, ngày 21/3, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/3. 

Theo đó, tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với các mặt hàng xăng dầu như kỳ điều hành trước, cụ thể: Với xăng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 300 đồng/lít; với dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít và dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (kỳ trước 0 đồng/kg). Đồng thời không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu (như kỳ trước).

Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Giá dầu vọt tăng - Ảnh 5.

Trong nước, giá xăng dầu vừa đồng loạt giảm mạnh...

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 31/3 như sau: Xăng E5 RON 92: không cao hơn 22.022 đồng/lít (giảm 784 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.016 đồng/lít; Xăng RON 95-III: không cao hơn 23.038 đồng/lít (giảm 780 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 19.302 đồng/lít (giảm 1.200 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 19.462 đồng/lít (giảm 1.253 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14.479 đồng/kg (giảm 800 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 13/3/2023-21/3/2023) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: báo cáo lạm phát của Mỹ và lo ngại về việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed); mối lo ngại về biến cố của một số ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh…; các yếu tố này tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là giảm.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 13/3/2023 và kỳ điều hành ngày 21/3/2023 là: 92,242 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (giảm 4,119 USD/thùng, tương đương giảm 4,27% so với kỳ trước); 96,512 USD/thùng xăng RON 95 (giảm 3,741 USD/thùng, tương đương giảm 3,73% so với kỳ trước); 97,152 USD/thùng dầu hỏa (giảm 7,180 USD/thùng, tương đương giảm 6,88% so với kỳ trước); 96,317 USD/thùng dầu điêzen (giảm 6,828 USD/thùng, tương đương giảm 6,62% so với kỳ trước); 412,637 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 40,858 USD/tấn, tương đương giảm 9,01% so với kỳ trước).

Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm bảo đảm biến động giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; tạo dư địa Quỹ BOG để điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới còn nhiều bất ổn; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).

Trong bối cảnh giá dầu thô thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương yêu cầu đầu mối phân phối xăng dầu chia sẻ nguồn cung, điều chỉnh chiết khấu cho cửa hàng bán lẻ, tránh gây gián đoạn thị trường.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu đúng quy định, bám sát diễn biến giá thế giới. Trường hợp giá xăng dầu thế giới có biến động bất thường, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ thời điểm điều hành giá xăng dầu phù hợp.

Một thông tin mới được Bộ Công Thương đưa ra là cơ quan này đã báo cáo cấp có thẩm quyền rà soát tính toán lại các mức chi phí, gồm chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức, phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam cũng như các loại thuế, đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, các chi phí sẽ được tính đúng, tính đủ, hài hoà giữa các đầu mối và các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ Công Thương yêu cầu các đầu mối xăng dầu triển khai ngay việc nhập khẩu xăng dầu theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương giao từ đầu năm và lượng nhập khẩu giao bổ sung ngày 24/2/2023 để đảm bảo cung cấp cho thị trường. Việc này sẽ giúp bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem