Thứ năm, 25/04/2024

Giải Nobel Kinh tế 2021 trao ba nhà kinh tế người Mỹ David Card, Joshua D. Angrist và Guido W. Imbens

12/10/2021 1:00 PM (GMT+7)

Giải Nobel Kinh tế năm 2021 đã được trao cho ba nhà kinh tế David Card, Joshua D. Angrist và Guido W. Imbens. Đây cũng là giải thưởng cuối cùng, khép lại mùa giải Nobel năm nay.


Giải Nobel Kinh tế 2021 trao ba nhà kinh tế người Mỹ David Card, Joshua D. Angrist và Guido W. Imbens - Ảnh 1.

Ba chủ nhân Giải Nobel Kinh tế năm 2021. Nguồn: nobelprize.org

Tại buổi lễ ở Stockhom, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển thông báo giải Nobel Kinh tế năm nay chia đôi, theo đó một nửa giải thuộc về ông David Card và một nửa giải là phần thưởng chung của hai chuyên gia kinh tế Joshua D. Angrist và Guido W. Imbens.

Theo ban tổ chức, nhà kinh tế David Card đã được trao giải Nobel Kinh tế năm 2021 vì những đóng góp thực tế của ông đối với chuyên ngành kinh tế học lao động. Sử dụng các thí nghiệm tự nhiên, ông David Card đã phân tích về các ảnh hưởng đối với thị trường lao động của mức lương tối thiểu, vấn đề nhập cư và giáo dục.

Trong khi đó, hai chuyên gia kinh tế Joshua D. Angrist và Guido W. Imbens được trao giải với công trình nghiên cứu khoa học liên quan tới phương pháp luận trong việc phân tích các mối tương quan giữa nguyên nhân và hệ quả trong lĩnh vực kinh tế.

Năm 2020, hai nhà kinh tế người Mỹ Paul. R. Milgrom và Robert B.Winson đã giành giải Nobel Kinh tế nhờ công trình nghiên cứu lý thuyết đấu giá và những sáng tạo về các hình thức đấu giá mới.

Giải Nobel Kinh tế không nằm trong số 5 giải Nobel đặt ra theo nguyện vọng của nhà khoa học người Thụy Điển Alfred Nobel năm 1895. Đây là giải thưởng do Ngân hàng trung ương Thụy Điển đặt ra và tài trợ từ năm 1968 để kỷ niệm 300 năm thành lập ngân hàng và cũng để tưởng niệm Alfred Nobel.

Từ năm 1969 tới năm 2020, đã có 52 Giải Nobel Kinh tế được trao, trong đó có 2 chủ nhân nữ là nhà kinh tế Elinor Ostrom năm 2009 và Esther Duflo năm 2019.

Nobel Kinh tế là giải thứ 6 và cũng là cuối cùng được công bố trong mùa giải Nobel năm 2021. Trước đó, ngày 8/11, Ủy ban Giải Nobel Na Uy tuyên bố Giải Nobel Hòa bình năm 2021 đã thuộc về hai nhà báo điều tra Maria Ressa (người Mỹ gốc Philippines và Dmitry Muratov (người Nga) vì những hoạt động liên quan tới tự do báo chí.

Ngày 7/10, Ủy ban Nobel thuộc Viện Hàn lâm Thụy Điển đã trao Giải Nobel Văn học năm 2021 cho nhà văn, tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah vì những tác phẩm thể hiện sự thâm nhập quyết liệt và lòng trắc ẩn của ông đối với ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa.

Ngày 6/10, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển đã trao Giải Nobel Hóa học năm 2021 cho hai nhà khoa học Benjamin List và David W.C. MacMillan để ghi nhận “công trình nghiên cứu liên quan tới quá trình phát triển một hình thức xúc tác hữu cơ không đối xứng (asymmetric organocatalysis).

Ngày 5/10, Giải Nobel Vật lý 2021 đã được trao cho ba nhà khoa học Mỹ, Đức và Italy nhằm tôn vinh những đóng góp đột phá của họ cho sự hiểu biết của giới khoa học về các hệ thống vật lý phức tạp. Mở đầu mùa giải Nobel năm nay, hôm 4/10, Giải Nobel Y học thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian với những khám phá về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác.

Giải Nobel, là một giải thưởng quốc tế trao thường niên kể từ năm 1901 để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu trong các lĩnh vực Vật lý, Y sinh, Hóa học, Văn học và Hòa bình; riêng giải Nobel Hoà bình có thể được trao cho cá nhân hay một tổ chức. Đến năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm  vào hệ thống giải một giải thưởng về lĩnh vực Kinh tế để tưởng nhớ nhà bác học Alfred Nobel, "cha đẻ" giải Nobel.

Đại dịch COVID-19 cũng sẽ ảnh hưởng đến cách thức tổ chức lễ trao giải Nobel. Thay vì quy tụ tất cả những người đoạt giải tại Stockholm (Thụy Điển) vào tháng 12 như thông lệ, các nhà ngoại giao thuộc Đại sứ quán Thụy Điển tại các nước sẽ đến trao giải cho những người chiến thắng. Tuần lễ kỷ niệm sẽ kết hợp tổ chức các sự kiện trực tiếp và trực tuyến.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Việc tỷ phú Elon Musk sa thải nguyên nhóm marketing trong Tesla làm việc mới được 4 tháng cho thấy cuộc "sắp xếp" lại nhân sự đã bắt đầu tại công ty sản xuất xe điện hàng đầu thế giới.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách tuyệt đẹp với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.