Giải quyết hậu quả kinh tế từ chiến sự Nga - Ukraine, Châu Âu tìm cách “cai sữa” nhiên liệu Nga

Huỳnh Dũng - Theo The Conversation/The Guardian/DW Chủ nhật, ngày 27/03/2022 10:03 AM (GMT+7)
Chiến sự Nga - Ukraine diễn ra nhanh chóng và kịch tính và hậu quả tàn khốc mà kinh tế toàn cầu phải gánh chịu không hề nhỏ. Điều đáng nói, hậu quả này không chỉ nền kinh tế Nga, Ukraine mà toàn thế giới và Châu Âu cũng phải đối mặt.
Bình luận 0

Hậu quả kinh tế của chiến sự Nga - Ukraine không chỉ giới hạn với "người trong cuộc"

Đươc biết, Mohamed El-Erian là cố vấn kinh tế chính tại Allianz. Ông cũng từng là Chủ tịch Hội đồng phát triển toàn cầu của Barack Obama, và là cựu phó giám đốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Theo quan điểm của ông, chiến sự Nga - Ukraine đã làm gia tăng sự bất ổn trong nền kinh tế thế giới. Để lên án cuộc chiến của Putin, các nhà lãnh đạo phương Tây đã công bố một số biện pháp kinh tế hạn chế nhằm vào các tổ chức tài chính và cá nhân của Nga.

Các biện pháp trừng phạt bao gồm: Loại bỏ một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT để thanh toán quốc tế; đóng băng tài sản của các công ty Nga và giới tài phiệt Nga ở các nước phương tây; và hạn chế ngân hàng trung ương Nga sử dụng 630 tỷ đô la Mỹ (473 tỷ bảng Anh) dự trữ ngoại hối để đối phó với các lệnh trừng phạt.

Mohamed El-Erian nhận định, hậu quả kinh tế của chiến sự Nga - Ukraine sẽ không chỉ giới hạn ở các quốc gia đang tham gia trên chiến trường. Bởi cuộc chiến và các lệnh trừng phạt sâu rộng mà Mỹ và châu Âu áp đặt lên Nga để đáp trả đã gây ra sự gián đoạn kinh tế ở bốn cấp độ: Trực tiếp, phản tác dụng, lan tỏa và có tính hệ thống. Để hạn chế hậu quả lâu dài của chúng, chúng ta phải bắt đầu lên kế hoạch khôi phục ngay từ bây giờ.

Không cần phải nói, ai cũng hiểu nền kinh tế Ukraine và Nga đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hoạt động kinh tế ở Ukraine có thể sẽ giảm hơn một phần ba trong năm nay, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo đang leo thang nhanh chóng. Hiện tại, cuộc chiến đã làm nhiều dân thường thương vong và khiến 1,5 triệu người Ukraine phải chạy sang các nước láng giềng.

Cuộc chiến sự của Nga vào Ukraine đang làm gián đoạn và có khả năng kìm hãm sự phục hồi kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19. Ảnh: @AFP.

Chiến sự Nga - Ukraine đang làm gián đoạn và có khả năng kìm hãm sự phục hồi kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19. Ảnh: @AFP.

Trong khi Nga không phải chịu đựng nhiều thiệt hại về con người và vật chất trên quy mô lớn, nhưng nền kinh tế của nước này cũng sẽ giảm khoảng một phần ba, do mức độ nghiêm trọng chưa từng có của các lệnh trừng phạt mà nước này đang phải chịu.

Đặc biệt, việc đóng băng tài sản của ngân hàng trung ương và loại trừ một số ngân hàng Nga được chọn khỏi SWIFT, hệ thống nhắn tin tài chính cho phép hầu hết các khoản thanh toán qua ngân hàng quốc tế, đang khiến nền kinh tế này suy sụp, với các "lệnh trừng phạt tự trừng phạt" của các công ty, từ Apple đến BP, càng gây thêm hàng loạt thiệt hại lớn cho nước Nga.

Gần đây, một số công ty dầu mỏ như Shell và BP cho biết, họ sẽ bán bớt tài sản mà họ sở hữu ở Nga. Những thương hiệu khác như tập đoàn kinh doanh và khai thác Glencore, có cổ phần đáng kể trong hai công ty liên kết với Nga, Rosneft và En + Group cho biết họ đã xem xét lại. 

Nhưng nếu giá trị của những tài sản này bốc hơi vì không có người mua ở mức giá hợp lý, thì những công ty như thế này có thể đang phải giảm giá đáng kể. Một điều nguy hiểm là điều này dẫn đến tình trạng hoảng loạn bán tháo cổ phiếu của các công ty này, tạo ra hiệu ứng domino trên toàn thị trường tương tự như những gì đã xảy ra với các ngân hàng trong năm 2007-2008.

Hiện tại, Nga cũng đang phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng về ngoại hối, tình trạng thiếu hụt hàng hóa lớn, đồng rúp sụp đổ, nợ đọng gia tăng và các hộ gia đình ở Nga tin rằng, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn, thay vì sẽ dần trở nên tốt hơn trước khi chiến sự nổ ra. Bức tranh này có nhiều điểm chung với những gì Mohamed El-Erian nhìn thấy khi đến thăm Moscow vào tháng 8/1998.

Ngay cả khi chiến sự kết thúc vào ngày mai, các nền kinh tế này phải mất nhiều năm mới có thể phục hồi; và chiến sự càng kéo dài, thiệt hại càng lớn, tiềm ẩn những mối tương tác luẩn quẩn và chu kỳ bất lợi càng lớn, và hậu quả sẽ càng sâu sắc.

Ở Ukraine, cơ sở hạ tầng vật chất và con người đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. Nước này có thể mong đợi sự hỗ trợ to lớn từ bên ngoài cho công cuộc tái thiết, trong đó nước này có thể giải quyết những điểm yếu trong quá khứ và xây dựng cơ cấu kinh tế mới và các mối quan hệ trong và ngoài nước. Nhưng quá trình này sẽ mất thời gian và sẽ có những va chạm trên đường đi.

Liệu cuộc chiến Ukraine có đẩy nền kinh tế thế giới vào một cuộc khủng hoảng mới? Ảnh: @AFP.

Liệu cuộc chiến Ukraine có đẩy nền kinh tế thế giới vào một cuộc khủng hoảng mới? Ảnh: @AFP.

Về phần mình, Nga sẽ rất khó thiết lập lại các liên kết kinh tế, tài chính và thể chế với thế giới bên ngoài, đặc biệt là phương Tây. Điều này sẽ cản trở sự phục hồi kinh tế cuối cùng, vốn sẽ phụ thuộc vào việc theo đuổi một số tái cơ cấu nội bộ phức tạp và tốn kém với các khía cạnh thể chế, chính trị và xã hội.

Nhưng hậu quả kinh tế của cuộc chiến sẽ không chỉ giới hạn ở các quốc gia đang chống lại nó. Hiện tại, phương Tây đã bắt đầu cảm thấy tác động ngược trở lại của "lạm phát đình trệ". Áp lực lạm phát hiện tại sẽ tăng thêm do giá hàng hóa tăng vọt, bao gồm năng lượng và lúa mì. Trong khi đó, một đợt gián đoạn chuỗi cung ứng khác đã bắt đầu và chi phí vận chuyển lại đang tăng lên. Các tuyến đường thương mại bị gián đoạn có khả năng gây áp lực giảm hơn nữa đối với tăng trưởng.

Mức độ thiệt hại mà những sự phát triển này gây ra sẽ rất khác nhau, cả trong và ngoài nước. Nếu không có phản ứng chính sách kịp thời, các nền kinh tế tiên tiến sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn, bất bình đẳng ngày càng trầm trọng và chênh lệch hiệu suất lớn hơn giữa các quốc gia. Nhìn chung, Mỹ có khả năng làm tốt hơn châu Âu, dù vốn có khả năng rơi vào suy thoái nhưng nền kinh tế Mỹ có khả năng phục hồi và nhanh nhẹn hơn bên trong, mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã không ứng phó kịp thời với lạm phát vào năm ngoái – đó là một sai lầm chính sách lịch sử.

Ở cả hai bờ Đại Tây Dương, sự biến động của thị trường gia tăng ở mức nghiêm trọng và đôi khi là điều đáng lo ngại. Tổn thất tài chính sẽ lớn hơn ở châu Âu, với một số lĩnh vực - đặc biệt là một số ngân hàng và công ty năng lượng đang bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Cuộc chiến Nga - Ukraine chắc chắn sẽ giáng một đòn kinh tế vào Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên và đòi hỏi phải suy nghĩ lại về một loạt chính sách kinh tế mới. 

Những rủi ro chính trực tiếp đối với nền kinh tế châu Âu phát sinh từ cú sốc nguồn cung do giá dầu và khí đốt tăng, từ sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga và từ tác động của các mối đe dọa địa chính trị đối với niềm tin của các hộ gia đình và tâm lý của nhà đầu tư. Châu Âu cũng có nhiệm vụ chào đón hàng triệu người tị nạn chiến sự và cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho họ.

Vào năm 2022, tác động ngân sách trực tiếp của các quyết định tương ứng có thể lên tới 175 tỷ euro, nếu không muốn nói là hơn. Về dài hạn, EU đối mặt với sự cần thiết phải tăng cường chi tiêu quốc phòng để đối phó với các mối đe dọa an ninh ngày càng trầm trọng, và phải xem xét lại hệ thống năng lượng của mình.

Sự phân hóa kinh tế và tài chính cũng sẽ gia tăng ở những nơi khác trên thế giới. Một số lượng lớn hơn các quốc gia - đặc biệt là những quốc gia nằm gần các nền kinh tế đang phát triển đang giao tranh và yếu kém sẽ phải đối mặt với áp lực từ một số nguồn bất lợi, bao gồm các điều khoản bất lợi về thương mại, lưu thông dòng tài chính, đồng đô la Mỹ mạnh lên, nhu cầu toàn cầu giảm và bất ổn thị trường tài chính.

Chúng ta phải giải quyết hậu quả kinh tế từ cuộc chiến sự Nga- Ukraine ngay bây giờ. Ảnh: @AFP.

Chúng ta phải giải quyết hậu quả kinh tế từ cuộc chiến sự Nga- Ukraine ngay bây giờ. Ảnh: AFP.

Các nhà nhập khẩu hàng hóa sẽ phải vật lộn để đối phó với tình trạng giá cả đột ngột tăng đột biến, vừa khó chuyển đến tay người tiêu dùng, vừa khó trợ giá. Tác động tiềm tàng có thể bao gồm việc tái cơ cấu nợ nhiều hơn. Trừ khi các nhà hoạch định chính sách theo đuổi các phản ứng kịp thời, các nền kinh tế yếu nhất phải đối mặt với viễn cảnh bạo loạn lương thực.

Sau đó là tương lai của chủ nghĩa đa phương, Trong ngắn hạn, phương Tây đã khẳng định lại sự thống trị của mình đối với hệ thống quốc tế mà họ xây dựng sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng họ sẽ phải đối mặt với một thách thức dài hạn nghiêm trọng từ việc tăng cường nỗ lực do Trung Quốc dẫn đầu nhằm xây dựng một hệ thống thay thế "từng viên gạch" kinh tế hoặc tài chính mới.

Người ta thường nói rằng, trong mỗi cuộc khủng hoảng khủng khiếp đều ẩn chứa cơ hội lớn. Mặc dù các quốc gia bắt buộc phải tiếp tục hợp tác với nhau để chống lại cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, nhưng điều quan trọng là họ phải có hành động kịp thời để giảm thiểu rủi ro kinh tế lâu dài mà xung đột gây ra - và thậm chí để tăng cường khả năng phục hồi và hợp tác trong tương lai.

Nói tóm lại, tác động của cuộc chiến này có khả năng rất lớn, và nhiều tác động khác có thể sẽ trở nên rõ ràng trong những tuần và tháng tới. Với nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phục hồi sau đại dịch và đã phải đối phó với lạm phát đáng kể, thị trường giờ đây càng đang có nhiều biến động. Chiến sự Nga - Ukraine đã làm gia tăng tình hình này, và giới kinh tế tài chính quốc tế sẽ ở trong tình trạng báo động cao để xem mọi thứ diễn ra như thế nào.

Trong quá khứ, thế giới đã chứng minh được thách thức sau hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai. Giờ đây, ít nhiều gì chúng ta phải tập trung vào việc đảm bảo một phản ứng tương tự. Khả năng của các nhà hoạch định chính sách trong việc giải quyết lạm phát dai dẳng đang được thử thách một lần nữa, do tác động chiến sự Nga - Ukraine ngày càng sâu sắc.

Công thức đầu đối phó trước một cuộc suy thoái ở Châu Âu

Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến giá năng lượng, hàng hóa và thực phẩm tăng vọt lên mức cao kỷ lục, dẫn đến sự gia tăng lạm phát của khu vực đồng euro. Ở châu Âu, các chính phủ đã vội vàng cùng nhau lên kế hoạch cắt giảm nền kinh tế của họ khỏi khí đốt và dầu của Nga. 

Điều này nói thì dễ hơn làm và sẽ phải trả giá đắt. Việc lấp đầy kho chứa khí đốt của lục địa này bằng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) chứ không phải khí đốt của Nga sẽ làm tăng hóa đơn năng lượng của châu Âu ước tính khoảng 70 tỷ Euro (76 tỷ USD).

Cần giải quyết hậu quả kinh tế từ cuộc chiến sự Nga- Ukraine ngay bây giờ, Châu Âu tìm cách “cai sữa” nhiên liệu Nga - Ảnh 4.

Châu Âu tìm cách “cai sữa” nhiên liệu Nga. Ảnh: @AFP.

Vì thế, Christine Lagarde, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết trong một bài phát biểu rằng, cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ "làm giảm tăng trưởng và làm tăng lạm phát thông qua giá năng lượng và hàng hóa cao hơn, sự gián đoạn thương mại quốc tế và niềm tin yếu hơn".

Nhưng bà nói thêm rằng nền kinh tế khu vực đồng euro "vẫn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022 nhờ tác động giảm của đại dịch và triển vọng nhu cầu trong nước vững chắc và thị trường lao động mạnh mẽ".

Ủy ban Châu Âu cảnh báo rằng, tác động của các cú sốc bên ngoài sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc của từng quốc gia với năng lượng của Nga, cơ cấu kinh tế, vị trí địa lý và mức độ linh hoạt trong dòng tài chính của họ.

Ủy viên kinh tế Paolo Gentiloni cho biết: "Vì vậy, một phản ứng chung cũng là  cách giải quyết rủi ro phân kỳ. Nếu chúng tôi vẫn nhanh nhẹn và sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết, chúng tôi có thể đảm bảo rằng quá trình phục hồi không hoàn toàn bị trật bánh".

Sau khi chiến sự Nga - Ukraine diễn ra, Ủy ban Châu Âu đã báo hiệu vào tháng 5 tới liệu họ sẽ xem xét liệu có nên kéo dài thời hạn tạm hoãn các quy định về nợ và thâm hụt thêm một năm nữa cho đến năm 2024 hay không - một quyết định mà ngày càng nhiều quốc gia thành viên EU coi là không thể tránh khỏi.

Các bộ trưởng tài chính EU đã thảo luận về các đề xuất bao gồm một cơ chế mới của EU cho phép viện trợ của khối liên minh cho các doanh nghiệp bị khủng hoảng và cắt giảm khẩn cấp thuế nhiên liệu.

Một số quốc gia thành viên cũng đã bắt đầu đưa ra ý tưởng về việc vay vốn chung mới của EU để gây quỹ nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng - ví dụ, để thúc đẩy các khoản đầu tư vào năng lượng giúp EU "cai sữa" nhanh chóng khỏi nhiên liệu hóa thạch của Nga, một mục tiêu mà Ủy ban Châu Âu lập luận trước đó mong đạt được sớm nhất vào năm 2027, trước khi chiến sự nổ ra.

Tuy nhiên, các quan chức Ủy ban Châu Âu bao gồm cả Dombrovskis nhấn mạnh rằng, EU trước tiên nên tìm cách khai thác triệt để các nguồn tài trợ hiện có - bao gồm cả các khoản cho vay chưa thu khoảng 200 tỷ euro hiện có trong kế hoạch khôi phục NextGenerationEU.

Khi được hỏi về sự cần thiết phải hỗ trợ các quốc gia thành viên đã chứng kiến dòng người tị nạn lớn nhất từ cuộc khủng hoảng Ukraine, Dombrovskis nói thêm rằng, Ủy ban Châu Âu đã đề xuất phân bổ 500 triệu euro cho Ukraine và các nước láng giềng tiếp nhận người tị nạn. Ông nói thêm: "Chúng tôi đang xem xét những cách khác hỗ trợ những quốc gia đang ở tuyến đầu của tình hình".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem