Gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ còn kéo dài

29/04/2020 11:49 GMT+7
Nhiều công ty sẽ buộc phải bán ít dòng sản phẩm hơn, trữ nhiều hàng hơn trước mối đe dọa gián đoạn cung ứng kéo dài sau khủng hoảng.
Gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ còn kéo dài rất lâu sau khủng hoảng đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã trì trệ từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc

Đại dịch Covid-19 bùng nổ khiến cho phần lớn chuỗi cung ứng và sản xuất đối mặt với sự gián đoạn trầm trọng trong nửa đầu năm 2020, tuy nhiên các chuyên gia quan ngại vấn đề này sẽ vẫn là bài toán nan giải với nhiều công ty ngay cả khi các cường quốc tái khôi phục các hoạt động kinh tế. Nhiều công ty hiện nay đang phải dự trữ nguyên liệu thô và đơn giản hóa chuỗi sản xuất nhằm tập trung vào sản xuất những sản phẩm quan trọng.

Nhiều chính phủ đang lên kế hoạch nới lỏng lệnh cách ly và kích hoạt hoạt động kinh tế, nhưng nguy cơ lây lan đại dịch vẫn là mối đe dọa lớn. Các nhà máy ở khắp nơi trên thế giới dù được phép mở cửa vẫn sẽ phải áp dụng quy trình kiểm dịch an toàn để bảo vệ sức khỏe nhân viện và ngăn chặn lây lan đại dịch. Điều này sẽ khiến chuỗi sản xuất trở nên phức tạp hơn và buộc các công ty phải đánh giá lại hoạt động sản xuất của mình.

Giám đốc điều hành tập đoàn Kimberly-Clark cho biết công ty này đang chuẩn bị tinh thần đối phó với những khó khăn liên quan đến gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai gần. Nhà sản xuất các sản phẩm như bỉm tã trẻ em Huggies, giấy vệ sinh và nhiều nhu yếu phẩm trong gia đình khác có doanh thu tăng mạnh vào quý đầu tiên năm 2020 do nhu cầu tăng đột biến của người tiêu dùng. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu này, Kimberly-Clark buộc phải hạn chế đa dạng hóa sản phẩm tung ra thị trường để tập trung năng lực sản xuất vào các sản phẩm quan trọng nhất. Coca-Cola cũng cho biết sẽ chỉ tập trung vào những sản phẩm nổi tiếng nhất thay vì cung cấp nhiều sản phẩm vào thời điểm này. 

Việc giảm thiểu đầu sản phẩm có thể giúp các nhà máy giảm bớt gánh nặng về năng suất và số lượng nhân công. Công ty sản xuất khẩu trang thậm chí nhận được đơn đặt hàng có giá trị tương đương với đơn hàng trong nhiều năm cộng lại hay thậm chí cả thập kỉ, điều này buộc các doanh nghiệp sản xuất dụng cụ y tế đối mặt với thử thách lớn về chuỗi cung ứng và nguyên liệu thô. Theo chuyên gia kinh tế, đại dịch Covid-19 khiến nhiều công ty tốn kém chi phí sản xuất hơn cũng như phức tạp hóa quy trình sản xuất hơn rất nhiều.

Để đối phó với khả năng gián đoạn cung ứng trong tương lai, nhiều công ty đang dần chuyển sang tìm nguồn cung ứng ở địa phương thay vì lệ thuộc vào hệ thống cung ứng toàn cầu như trước đây. 

Như nhiều nhà sản xuất ô tô khác, Ford cũng phụ thuộc vào mạng lưới các nhà máy của mình và hàng loạt đơn vị cung ứng trải khắp Bắc Mỹ. 

Doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế 3M hiện có 170 nhà máy và các cơ sở vật chất ở nhiều quốc gia trên thế giới. 

Hầu hết các sản phẩm của Apple được lắp đặt ở nhà máy ở Trung Quốc, vì thế khi đại dịch bùng nổ ở nước này, tất cả các nhà máy và chuỗi cửa hàng của Apple đều bị buộc phải đóng cửa, điều này tác động nặng nề lên doanh số cũng như khả năng sản xuất của ông lớn công nghệ này. 

Đai dịch Covid-19 cũng khiến nhiều thị trường khác đối mặt với thử thách. PulteGroup- một trong những nhà thầu lớn nhất Mỹ hiện không có đủ nguồn vật liệu xây dựng từ các nhà máy ở Mỹ của mình do tất cả các nhà máy hiện nay bị buộc phải đóng cửa. Các công ty này sẽ buộc phải dự trữ nguyên liệu thô và sản phẩm có sẵn để phục vụ nhu cầu khách hàng nhằm ngăn chặn thiếu nguồn cung cấp trong tương lai. 

Theo chuyên gia kinh tế từ đại học Michigan, vấn đề của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay nằm ở hệ thống xử lý khủng hoảng kém, và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này.

Vân Anh
Cùng chuyên mục