Thứ năm, 25/04/2024

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả trên biên giới

20/10/2022 1:00 PM (GMT+7)

“Chống hàng giả - vốn đã có nhiều khó khăn, nhưng chống hàng giả trên khu vực biên giới thì càng gian nan, trắc trở”, đây là nhận định của nhiều lớp cán bộ, công chức, người lao động đã và đang ngày đêm căng mình trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái trên biên giới Lạng Sơn.

Những trưa hè tháng 6, tháng 7 giữa cái nắng chói chang, bỏng rát hay trong những đêm đông lạnh cắt da, cắt thịt, ở nơi đó - miền biên giới xứ Lạng vẫn luôn có những cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm căng não, đấu trí với các đối tượng buôn lậu.

Khoảng 15 năm trở về trước, khi nhắc đến biên giới Lạng Sơn, người người, nhà nhà sẽ hình dung ra khung cảnh chợ vùng biên tấp nập người nước ngoài sử dụng thuần thục tiếng Việt Nam đang trao đổi buôn bán hàng hóa với người bản địa và du khách tham quan, nhất là khu chợ cửa khẩu Đồng Đăng, chợ cửa khẩu Tân Thanh... với đa dạng chủng loại, mẫu mã, từ đồ gia dụng cho đến các sản phẩm điện tử, điện lạnh, máy móc công nghiệp... với nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả trên biên giới - Ảnh 1.

Hàng hóa lậu được vận chuyển về nội địa qua các đường mòn, lối mở

Công chức, lãnh đạo thời bấy giờ từng nhận định, hàng hóa đưa về chợ biên giới bằng nhiều hình thức: hàng cư dân biên giới qua trực tiếp cửa khẩu có; hàng cư dân hai bên biên giới trao đổi qua các đường mòn, lối mở cũng có và thậm chí là cả hàng lậu được nhiều chủ hàng vận chuyển qua biên giới đưa vào nội địa.

Minh chứng, trong giai đoạn 2005 - 2015, các lực lượng chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra, phát hiện hàng ngàn vụ việc vận chuyển hàng lậu từ biên giới về nội địa, trong đó, lực lượng QLTT tỉnh đã thực hiện kiểm tra, xử lý trên 1.500 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm đã xử lý gần 9 tỷ đồng. Hàng vi phạm thời điểm đó chủ yếu là hàng điện tử như: điện thoại Nokia, Samsung, đầu đĩa, karaoke, thậm chí có cả các sản phẩm thực phẩm giả nhãn hiệu...

Ông Nguyễn Thắng Lợi - Nguyên Chi Cục trưởng Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chia sẻ, thời điểm đó, công tác chống hàng giả gặp nhiều khó khăn khi chính sách dành cho cư dân biên giới còn hạn chế, người dân biên giới không có việc làm, không có thu nhập, đời sống kinh tế khó khăn nên đã bị các đối tượng buôn lậu lôi kéo, tiếp tay, mang vác hàng lậu qua các đường mòn, lối tắt.

“Lực lượng chức năng căng mình chặn khu vực này thì các đối tượng lại tiếp tục “phình” sang khu vực khác, cứ vậy hàng giả xen lẫn hàng lậu, hàng cấm vẫn cứ được đưa về nội địa, đi vào các chợ, các cửa hàng...”, ông Lợi nhớ lại.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả trên biên giới - Ảnh 2.

Công tác chống hàng giả gặp nhiều khó khăn khi chính sách dành cho cư dân biên giới còn hạn chế, người dân không có việc làm nên dễ bị các đối tượng dụ dỗ, tham gia vận chuyển hàng lậu

Cũng theo ông Nguyễn Thắng Lợi, khó khăn đối với lực lượng QLTT khi ấy là chính là khâu xác minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Lúc ấy, phương tiện xác minh còn hạn chế, thông tin về hàng hóa trên các dữ liệu số không đầy đủ. Thậm chí, khi xác định được chủ sở hữu quyền, họ từ chối làm việc, không hợp tác với lý do “sợ ảnh hưởng đến thương hiệu, sợ người dân biết rằng hàng hóa của họ có hàng giả…”.

“Những vụ việc đó đã trở thành những hồ sơ không thể xử lý hàng giả vì không có căn cứ để khẳng định là hàng giả”, ông Lợi trăn trở.

Thời gian gần đây, những khó khăn, rào cản trong cuộc chiến chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái trên biên giới đang dần được khắc phục bởi chúng ta đã đưa công nghệ vào cuộc chiến, thêm cả những kinh nghiệm và bài học xương máu trong suốt chiều dài lịch sử 65 năm hình thành và phát triển của lực lượng QLTT. Hơn nữa, hiện nay, đường biên giới hai nước Việt - Trung đã được xây hàng rào dây thép gai cao trên 2m để ngăn chặn tình trạng vận chuyển hàng hóa lậu qua các đường mòn, lối tắt. Thêm vào đó, công tác phối hợp với đại diện chủ sở hữu quyền, với các cơ quan chức năng trong nước như Hải quan, Công an, Biên phòng... đã có nhiều thuận lợi hơn; dữ liệu trên trang thông tin về chủ sở hữu quyền cũng dễ dàng tìm kiếm.

Ông Đặng Văn Ngọc, Cục trưởng Cục QLTT Lạng Sơn nhận định, nhiều khó khăn được khắc phục, tuy nhiên công tác chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay ở khu vực biên giới vẫn gặp rất nhiều thách thức mới, khi hàng hóa không vận chuyển, mang vác qua đường mòn, lối tắt thì các đối tượng chuyển sang hình thức gian lận thương mại để buôn lậu với quy mô lớn hơn; với phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn.

“Nếu như trước đây các đối tượng nhập lậu toàn bộ sản phẩm thành phẩm, trên sản phẩm in sẵn nhãn, mác, bao bì với các dấu hiệu vi phạm rõ ràng thì nay xuất hiện tình trạng chỉ nhập sản phẩm linh kiện để gia công trong nước”, ông Đặng Văn Ngọc thông tin và phân tích, hàng hóa không gắn trực tiếp nhãn mác trên sản phẩm, hoặc có gắn thì chỉ là những ký, mã hiệu không đầy đủ để khẳng định đó là sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng. Chỉ khi hàng hóa chưa được đưa ra lưu thông mới có đầy đủ thông tin trên sản phẩm. Do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát xác định hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đối với các lô hàng nhập khẩu ở thời điểm này đối với lực lượng QLTT là rất khó khăn khi không có đầy đủ thông tin để tiến hành xác định, kiểm tra, xử lý.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả trên biên giới - Ảnh 3.

Công tác chống hàng giả ở khu vực biên giới hiện nay vẫn gặp rất nhiều thách thức mới, khi hàng hóa không vận chuyển, mang vác qua đường mòn, lối tắt thì các đối tượng chuyển sang hình thức gian lận thương mại để buôn lậu với quy mô lớn hơn; với phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn

Bên cạnh đó, vài năm trở lại đây, thương mại điện tử bùng nổ, thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường “dung dưỡng” cho nhiều hành vi vi phạm. Bởi, mua bán trên môi trường thương mại điện tử, người mua và người bán không gặp nhau trực tiếp mà chỉ giao dịch qua thông tin, hình ảnh sản phẩm, do vậy, người mua sẽ không thể khẳng định được chất lượng, vì thế những vi phạm liên quan tới hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên tinh vi.

Khó khăn nhiều là vậy, nhưng trong suốt những năm qua, góp phần vào thành tích chung của lực lượng QLTT cả nước, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết. Mỗi cán bộ lãnh đạo, công chức, người lao động trong toàn Cục luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; cùng chung sức xây dựng người Quản lý thị trường Lạng Sơn “Chính quy - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Giai đoạn mới, thành công mới, QLTT Lạng Sơn kiên quyết giữ vững ý chí “không có vùng cấm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh”, khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ, phát huy vai trò là một trong những lực lượng chủ công trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất, người tiêu trong cả nước nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

Theo Công thương

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường