Thứ ba, 14/05/2024

Giới đầu tư quốc tế tiếp tục hướng tới bất động sản Việt Nam

21/02/2024 11:04 AM (GMT+7)

Việt Nam đang đứng nhì trong số các thị trường bất động sản mới nổi được săn đón nhiều nhất về chiến lược đầu tư cơ hội và giá trị gia tăng, chỉ sau Ấn Độ, theo CBRE. Một dòng vốn ngoại "khủng" đổ vào vừa được ghi nhận trong tháng 1/2024.

Với hơn 1,27 tỷ USD trên tổng số hơn 2,36 tỷ USD vốn đầu tư FDI vào Việt Nam (gồm vốn mới đăng ký và vốn tăng thêm), lĩnh vực kinh doanh bất động sản tiếp tục là điểm đến của dòng vốn ngoại ngay trong tháng 1 vừa qua.

Giới đầu tư quốc tế tiếp tục hướng tới bất động sản Việt Nam- Ảnh 1.

Khu vực Thủ Thiêm thuộc TP. Thủ Đức (TP.HCM) vẫn còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Ảnh: M.T.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong các ngành lĩnh vực đầu tư, vốn ngoại đổ nhiều nhất vào kinh doanh bất động sản: Chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 2 lần so với cùng kỳ. 

Điều này cho thấy bất động sản đang đón nhận dòng vốn mới với triển vọng tích cực khi năm 2023, số vốn cấp mới trong ngành BĐS cũng đạt hơn 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với năm 2022.

Đứng thứ 2 trong tháng đầu của năm 2024 là công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư gần 926 triệu USD, chiếm 39,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 65,2 triệu USD và gần 54,5 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Cuối năm 2023, tập đoàn dịch vụ bất động sản CBRE thực hiện khảo sát về ý định và kế hoạch của nhà đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương trong năm 2024. Kết quả cho thấy Việt Nam đứng thứ hai trong các thị trường mới nổi được ưu tiên đầu tư, chỉ sau Ấn Độ. Vị trí thứ ba thuộc về Thái Lan.

Theo báo cáo trên, thị trường Việt Nam có bối cảnh độc đáo, nơi các danh mục đầu tư bao gồm tài sản tạo thu nhập rất khan hiếm và thường không chào bán nhiều trên thị trường.

Hầu hết các nhà đầu tư vào Việt Nam đều tập trung chú ý vào bất động sản công nghiệp và văn phòng. Nền kinh tế vững mạnh và chú trọng vào xuất khẩu của Việt Nam đã thúc đẩy các hoạt động thương mại phát triển, tạo nên nhu cầu mạnh cho việc quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần hiệu quả. Các nhà đầu tư nhận ra tiềm năng từ những động lực này nên rất quan tâm đến bất động sản công nghiệp.

Ngoài ra, đất dự án phát triển nhà ở tại Việt Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các chủ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư tích cực tìm kiếm các tài sản giảm giá hoặc tài sản thuộc sở hữu của chủ đất đang phải đối mặt với những khó khăn pháp lý hoặc nguồn vốn. Xu hướng này cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của phân khúc nhà ở tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Phạm Anh Duy, Giám đốc bộ phận tư vấn đầu tư của CBRE Việt Nam, nhận định nhà đầu tư có tầm nhìn dài về tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam và sẵn sàng đầu tư vốn có thể hưởng lợi ngay từ chu kỳ điều chỉnh giá vừa qua.

Ông nhận xét: “Điều này đặc biệt đúng với hiện trạng hiện nay khi bên mua được hưởng lợi từ các bên bán là nhà đầu tư hiện hữu trên thị trường đang cần thoái vốn sau khi đã nắm giữ vận hành tài sản đủ một thời gian nhất định”.

Châu Á - Thái Bình Dương: Nhiều dự án đang cần bán lại

Theo CBRE, nhu cầu mua dự án bất động sản trong khu vực châu Á Thái Bình Dương còn khá yếu nhưng nhu cầu bán dự án lại ở mức cao. Với chu kỳ tăng lãi suất đã chững lại ở các thị trường lớn trên toàn cầu, các nhà đầu tư đang chờ đợi những dấu hiệu cho thấy chu kỳ điều chỉnh giá hiện tại đã kết thúc trước khi xuống tiền.

Nhà đầu tư ở hầu hết các thị trường sẽ tiếp tục giữ động thái chờ đợi và quan sát trong nửa đầu năm 2024. Tuy nhiên, thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất sau tháng 6/2024 và các ngân hàng trung ương tại châu Á-Thái Bình Dương cũng sẽ điều chỉnh theo, nhờ đó mà các hoạt động mua bán dự án bất động sản thương mại sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm.

Mặt khác, với việc hầu hết các nhà đầu tư ở khu vực rộng lớn này ưa thích tìm kiếm các mục tiêu lợi nhuận hai con số, các nhà đầu tư đã chuyển sang chiến lược đầu tư tập trung vào các tài sản có thể tăng giá trị hoặc các tài sản đang có vấn đề trong việc chi trả nợ, buộc phải giảm giá.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đặt mục tiêu đạt 663 HTX đang hoạt động trong năm nay

TP.HCM đặt mục tiêu đạt 663 HTX đang hoạt động trong năm nay

Năm 2024, UBND TP.HCM đặt mục tiêu số lượng HTX đang hoạt động đạt 663 HTX và vận động thành lập mới 30 HTX.

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng với giá 87,73 triệu đồng/lượng

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng với giá 87,73 triệu đồng/lượng

Ngày 14/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã đấu thầu thành công 81 lô tương đương 8.100 lượng vàng với 8 thành viên trúng thầu.

Đưa chợ truyền thống đấu lại chợ mạng

Đưa chợ truyền thống đấu lại chợ mạng

Gần đây, sức mua tại chợ truyền thống đang giảm mạnh vì người tiêu dùng chuyển dần sang mua online. TP.HCM đang có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực bán hàng trực tuyến cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.

Đêm Sài Gòn rộn rã với Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024

Đêm Sài Gòn rộn rã với Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024

Đêm cuối tuần này, đường phố Sài Gòn sẽ thêm rộn rã với những bước chân của hơn 5.000 vận động viên với Ho Chi Minh City Night Run Eximbank 2024 diễn ra từ ngày 18-19/5.

Các nhà phân phối bán lẻ quốc tế "săn" nguồn hàng, doanh nghiệp dệt may trong nước "dễ thở"

Các nhà phân phối bán lẻ quốc tế "săn" nguồn hàng, doanh nghiệp dệt may trong nước "dễ thở"

Theo Bộ Công thương, hàng trăm đoàn thu mua quốc tế dự kiến “đổ bộ” vào Việt Nam tìm kiếm đối tác bền vững trong lĩnh vực dệt may, da giày. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất ngành hàng này “dễ thở” hơn.

Kỹ sư Sài thành trồng đông trùng hạ thảo chuẩn OCOP thu nhập tiền tỷ

Kỹ sư Sài thành trồng đông trùng hạ thảo chuẩn OCOP thu nhập tiền tỷ

Không chỉ cung cấp đông trùng hạ thảo ra thị trường, anh Lê Ngọc Lụm còn phát triển thành những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng để tạo thương hiệu riêng tại TP.HCM