Thứ sáu, 19/04/2024

Giới đầu tư thận trọng khi USDA sắp công bố báo cáo cung - cầu nông sản thế giới tháng 12/2021

14/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Bất chấp chuỗi phục hồi trong cuối tuần trước, giới đầu tư trên thị trường nông sản thế giới hiện khá thận trọng trong các giao dịch khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sắp công bố các dự báo mới về tình hình cung – cầu một số loại nông sản chính như ngô, đậu tương và lúa mì.


Nhận định về diễn biến giá các loại nông sản chính được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT), Công ty Cổ phần Saigon Futures – đơn vị tư vấn giao dịch hàng hoá phái sinh tại Việt Nam cho biết tâm lý giới đầu tư hiện đang khá thận trọng mặc dù thị trường đã có chuỗi phiên phục hồi ấn tượng vào cuối tuần trước. Nguyên nhân chủ yếu do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ công bố Báo cáo Triển vọng cung cầu nông sản thế giới (WASDE) tháng 12/2021 trong tuần này.

Đối với mặt hàng ngô, khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường AgriCensus (Anh) cho thấy phần lớn các nhà phân tích đều cho rằng USDA sẽ hạ dự báo lượng tồn kho ngô cuối niên vụ 2021/2022 của nước này cũng như của toàn cầu trong báo cáo WASDE tháng 12/2021.

Cụ thể, lượng tồn kho ngô cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ được dự báo sẽ đạt 1,479 triệu giạ, thấp hơn khoảng 14 triệu gia so với mức dự báo trong báo cáo WASDE tháng 11/2021. Lượng tồn kho ngô cuối niên vụ 2021/2022 của thế giới được kỳ vọng đạt 303,8 triệu tấn, giảm 0,6 triệu tấn so với mức dự báo đưa ra trong tháng trước.

Giới đầu tư thận trọng khi USDA sắp công bố báo cáo cung - cầu nông sản thế giới tháng 12/2021 - Ảnh 1.

Dự báo thay đổi tồn kho ngô cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ và thế giới trong báo cáo WASDE tháng 12/2021 (Đồ hoạ: Công ty Cổ phần Saigon Futures)

Tại Hoa Kỳ, nhu cầu sử dụng ngô để sản xuất ethanol trong tháng 10 vừa qua đã đạt tới 469 triệu giạ, tăng hơn 15% so với hồi tháng 9 trước đó và tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận từ việc sản xuất ethanol được cải thiện cùng với đó là nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng lên khi các biện pháp hạn chế di chuyển được nới lỏng đã kích thích các doanh nghiệp tăng cường sử dụng ngô để sản xuất ethanol.

Thông thường, khoảng 40% sản lượng ngô hàng năm tại Hoa Kỳ là được sử dụng cho sản xuất ethanol và các sản phẩm có chứa ethanol. Sự gia tăng khối lượng ngô dùng cho sản xuất ethanol và các sản phẩm chứa cồn là thông tin tích cực hỗ trợ giá ngô phục hồi.

Đối với mặt hàng đậu tương, trái ngược với mặt hàng ngô, phần lớn giới phân tích đều cho rằng USDA sẽ điều chỉnh tăng dự báo lượng tồn kho đậu tương cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ trong báo cáo WASDE tháng 12/2021.

Giới đầu tư thận trọng khi USDA sắp công bố báo cáo cung - cầu nông sản thế giới tháng 12/2021 - Ảnh 2.

Dự báo thay đổi tồn kho đậu tương cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ và thế giới trong báo cáo WASDE tháng 12/2021 (Đồ hoạ: Công ty Cổ phần Saigon Futures)

Trong đó, nguồn cung đậu tương của Hoa Kỳ tiếp tục được giữ ổn định nhưng tốc độ thu mua của Trung Quốc đối với đậu tương Hoa Kỳ diễn ra chậm khiến lượng tồn kho tăng lên. Đậu tương Hoa Kỳ hiện đang chịu sự cạnh tranh từ đậu tương Brazil khi dòng đậu tương Brazil có độ đạm cao hơn và chi phí xuất khẩu đến Trung Quốc là tương đương nhau.

Bên cạnh đó, lượng đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu có thể giảm xuống theo thời gian khi biên lợi nhuận của ngành chăn nuôi heo tại nước này suy giảm từ đầu năm 2021 đến nay, khiến nhu cầu về thức ăn chăn nuôi suy yếu.

Tuy nhiên, giá đậu tương hiện vẫn đang được nâng đỡ bởi nhu cầu sử dụng đậu tương để sản xuất ethanol tại Hoa Kỳ. Dữ liệu cho thấy lượng đậu tương được nghiền ép để sản xuất ethanol trong tháng 10/2021 tại Hoa Kỳ tăng đến 20% so với tháng 9/2021.

Đối với lượng tồn kho đậu tương toàn cầu, giới phân tích nhận định sản lượng đậu tương niên vụ 2021/2022 của Brazil sẽ đạt mức cao kỷ lục, qua đó đẩy mức tồn kho đậu tương toàn cầu lên 104,14 triệu tấn. Con số này cao hơn 0,36 triệu tấn so với mức dự báo trong báo cáo WASDE tháng 11/2021. Nếu điều này được xác nhận thì giá đậu tương trên thị trường quốc tế sẽ chịu áp lực giảm xuống.

Đối với mặt hàng lúa mì, dự kiến USDA sẽ không điều chỉnh đáng kể đối với dự báo cung – cầu lúa mì Hoa Kỳ và thế giới trong báo cáo WASDE tháng 12/2021. Trong đó, tồn kho lúa mì toàn cầu vào cuối niên vụ 2021/2022 được dự báo sẽ tăng thêm 1 triệu tấn lên 276,4 triệu tấn; tuy nhiên, nguồn cung lúa mì trên toàn cầu vẫn ở mức căng thẳng.

Giới đầu tư thận trọng khi USDA sắp công bố báo cáo cung - cầu nông sản thế giới tháng 12/2021 - Ảnh 3.

Dự báo thay đổi tồn kho lúa mì cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ và thế giới trong báo cáo WASDE tháng 12/2021 (Đồ hoạ: Công ty Cổ phần Saigon Futures)

Thị trường hiện tập trung quan sát dữ liệu sản lượng lúa mì của Australia sau khi Bộ Nông nghiệp và Tài Nguyên, Kinh Tế và Khoa học Australia (ABARES) cho biết sản lượng lúa mì niên vụ 2021/2022 của nước này sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại, lên đến 34,4 triệu tấn. Con số này cao hơn nhiều so với mức ước tính 31,5 triệu tấn của USDA đưa ra trong báo cáo WASDE tháng 11/2021.

Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng quan sát các động thái nâng thuế xuất khẩu lúa mì của Nga. Mức thuế suất thuế xuất khẩu lúa mì của Nga trong tuần từ 8/12 – 14/12 đạt mức cao kỷ lục 84,9 USD/tấn. Việc Nga liên tục nâng thuế xuất khẩu đã khiến lượng xuất khấu lúa mì của nước này từ đầu niên vụ 2012/2022 đạt 18 triệu tấn, thấp hơn 17% so với cùng kỳ niên vụ trước.

USDA có thể điều chỉnh giảm dự báo lượng lúa mì xuất khẩu của Nga trong niên vụ 2021/2022 xuống còn 31 – 32 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 36 triệu tấn được đưa ra trước đó.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

SSI ước doanh thu hợp nhất đạt 2.022 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 945 tỷ đồng, tương ứng tăng 36% và 53% so với quý I/2023.

VN-Index lại giảm sâu, chính thức "thủng" mốc 1.200 điểm

VN-Index lại giảm sâu, chính thức "thủng" mốc 1.200 điểm

Phe bán tiếp tục chiếm áp đảo trên các bảng điện tử. Sự thận trọng của nhà đầu tư trong phiên đáo hạn phái sinh khiến thanh khoản sụt giảm mạnh, thị trường thiếu vắng lực đỡ khiến VN-Index kết phiên giảm gần 23 điểm, chính thức "thủng" mốc 1.200 điểm.

Lợi nhuận trước thuế quý I dự báo tăng trưởng 5% – 7,5%, cổ phiếu ngân hàng có "sóng"?

Lợi nhuận trước thuế quý I dự báo tăng trưởng 5% – 7,5%, cổ phiếu ngân hàng có "sóng"?

SSI Research vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành ngân hàng với điểm nhấn yếu tố cơ bản dự kiến dần cải thiện từ nửa cuối năm 2024.

Tín dụng phục hồi, hàng loạt ngân hàng báo lãi ngay quý đầu năm

Tín dụng phục hồi, hàng loạt ngân hàng báo lãi ngay quý đầu năm

Theo các chuyên gia, lợi nhuận các ngân hàng trong quý I năm nay tăng là do tăng trưởng tín dụng trong tháng 3 đã phục hồi sau 2 tháng đầu năm khá ảm đạm.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (17/4): Nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (17/4): Nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt

Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục của thị trường nhưng vẫn cần thận trọng do rủi ro vẫn còn tiềm ẩn. Hiện tại, nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ vùng hỗ trợ, đồng thời tiếp tục cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Hyosung đang thực hiện kế hoàn thiện chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm ở Việt Nam nhằm biến thành nhà cung cấp sợi vải spandex lớn nhất thế giới.