Gỡ khó cho “đội đặc nhiệm” chống thiên tai

Thanh Xuân Thứ sáu, ngày 27/11/2020 06:30 AM (GMT+7)
Mỗi năm, Việt Nam phải hứng chịu hàng chục cơn bão, áp thấp, chưa kể các loại hình thiên tai khác, nên phương châm "4 tại chỗ" được coi là "bảo bối" để phòng chống thiên tai (PCTT).
Bình luận 0

Một trong những "tại chỗ" có vai trò then chốt và quan trọng đã được ra đời thời gian gần đây, đó là "Đội xung kích PCTT" - mô hình được coi là "đội đặc nhiệm" ở tuyến đầu PCTT ở nhiều địa phương.

Tuy nhiên, đội xung kích PCTT ở nước ta nhiều năm qua mới chỉ hoạt động manh mún, rất cần có cơ chế để hoạt động chính thức trên toàn quốc, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai tới mức thấp nhất.

Gỡ khó cho “đội đặc nhiệm” chống thiên tai - Ảnh 1.

Phóng viên Thanh Xuân nhận giải Nhì Giải Báo chí toàn quốc về PCTT lần thứ nhất - năm 2019. Ảnh: Thanh Loan

Cũng tại Giải Báo chí toàn quốc về phòng chống thiên tai lần thứ nhất - năm 2019, Báo Dân Việt đoạt thêm 1 giải Nhì (không có giải Nhất) cho loạt bài "Xé rào trồng lúa, trắng tay vì hạn mặn" của phóng viên Huỳnh Xây.

Một lần, trong quá trình đi tác nghiệp về PCTT, tôi được lãnh đạo một địa phương giới thiệu ông Phan Diễn - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng PCTT, người đưa ra ý tưởng thành lập Đội Xung kích PCTT, cho rằng cần thành lập mô hình này ở nhiều địa phương. Sau đó, tôi đã tìm tới ông Diễn để tìm hiểu rõ hơn về ý tưởng của ông. Cũng từ đó, theo những ý tưởng và gợi ý của ông Phan Diễn, tôi đã về nhiều địa phương để tìm hiểu cụ thể các Đội Xung kích hiện tại đang hoạt động như thế nào, có những khó khăn, vướng mắc gì và cần các cơ chế chính sách cụ thể gì để hoạt động tốt hơn.

Các địa phương mà tôi tìm đến là ở Bắc Kạn, Nam Định, đều là những địa phương đại diện cho việc chịu ảnh hưởng của những loại hình thiên tai khác nhau về sạt lở, lũ quét, lũ cuốn, mưa bão, sóng biển…

Qua tìm hiểu thực tế ở các địa phương cho thấy, hiệu quả hoạt động của các Đội Xung kích PCTT rất tích cực. Ở một số địa phương, khi có bão, lũ xảy ra, rất cần có lực lượng tại chỗ để xử lý các tình huống ban đầu trước khi có lực lượng chuyên nghiệp kịp tới địa bàn.

Ở nhiều địa phương, lực lượng của Đội Xung kích PCTT cũng được huy động vào rất nhiều việc như tham gia công tác chuẩn bị phòng, chống trước khi có bão, lũ. Khi bão, lũ đi qua, họ tham gia vào cả các công việc hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, dựng lại nhà, dọn vệ sinh môi trường.

Từ những kỹ năng họ được tập huấn, các Đội Xung kích PCTT ở những địa phương không chỉ góp phần làm giảm thiệt hại về tài sản mà còn giảm cả về thương vong khi có thiên tai xảy ra. Do đó, rất cần có cơ chế, chính sách để Đội Xung kích PCTT hoạt động thường xuyên ở các địa phương.

Loạt bài của Báo Dân Việt phản ánh những hiệu quả hoạt động và cả khó khăn, vướng mắc của mô hình Đội Xung kích PCTT... sau đó được gửi tham dự Giải Báo chí toàn quốc về PCTT lần thứ nhất - năm 2019, được Ban giám khảo đánh giá cao và trao giải Nhì cho loại hình báo điện tử.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem