Hà Tĩnh: Ớt chín thối ngoài đồng vì công ty thu mua theo… thời tiết

Sơn Nam- Quỳnh Nga Chủ nhật, ngày 22/04/2018 08:25 AM (GMT+7)
Chỉ vì tin tưởng doanh nghiệp (DN), nông dân đồng ý liên kết trồng ớt nguyên liệu mà không cần ràng buộc bất cứ giấy tờ nào. Chỉ đến khi DN lật kèo, không thu mua nữa, bà con mới ngớ người, cay đắng nhìn ớt chín thối ngoài đồng. Câu chuyện đang xảy ra tại xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh).
Bình luận 0

Xót xa nhìn ớt chín rục ngoài đồng

Quanh năm “bán mặt” cho ruộng đồng nên khi nghe về dự án liên kết trồng ớt nguyên liệu cho Công ty TNHH Anh Thôi (xã Xuân Quang, Thọ Xuân, Thanh Hóa), gần 20 hộ dân của 2 thôn Ngụ Quế và Ngụ Phúc của xã Cẩm Vịnh rất phấn khởi, nhanh chóng dọn ruộng để đón dự án.

img

Ớt đang chín rộ nhưng nông dân không buồn thu hái.

Theo thỏa thuận, Công ty sẽ cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, nông dân chỉ việc trồng, chăm sóc, còn sản phẩm đã có Công ty lo việc thu mua, tiêu thụ. Quy trình có vẻ khép kín và rất chặt chẽ, chỉ có điều tất cả đều là thỏa thuận miệng, chứ không hề có văn bản nào được ký kết.

img

Vừa làm tương ớt, vừa phơi khô, vừa mang bán nhưng vẫn không thể tiêu thụ hết sản lượng ớt trồng ra.

Đầu tháng 3, DN đã về 2 thôn thu mua khoảng 8 tạ ớt tươi, giá từ 5.000-6.000 đồng/kg, mức giá chỉ bằng ½ giá bán ngoài thị trường. Chưa kể việc, tuy thu mua nhưng công ty không trả tiền đầy đủ mà trừ vào tiền giống các hộ còn nợ từ trước. Những ngày sau đó, người dân chờ mòn mỏi nhưng không thấy doanh nghiệp trở lại mua ớt.

img

Thu hoạch không ai mua, nông dân bỏ mặc ớt chín thối ngoài đồng.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt ở thôn Ngụ Quế cho biết: “Toàn bộ tiền chi phí phân bón, giống… hết hơn một triệu đồng, chưa kể công chăm sóc mấy tháng trời. Ngày nào chúng tôi cũng ra đồng để chăm sóc, mong ngày ớt chín sẽ bán bù chi phí nhưng nào ngờ giờ họ không mua nữa. Ớt thì chín thối ngoài mà không biết làm cách nào, vì bán chả ai mua”.

img

Bà Nguyệt giữa ruộng ớt chín đỏ nhưng không buồn thu hoạch.

Cũng trong tình trạng tương tự, chị Nguyễn Thị Hòa chua xót nói: “Người dân làm đủ mọi cách để có thể tiêu thụ hết ớt trồng ra, từ làm tương, phơi khô đến đem cho, đen bán… nhưng không xuể. Giá ớt bán lẻ ở chợ là 10.000 đồng/kg nhưng cũng chả ai mua thì quá nhiều”.

Ông Nguyễn Trọng Quế - Trưởng thôn Ngụ Quế cho hay: “Do tin tưởng DN nên chúng tôi cũng không đặt nặng vấn đề hợp đồng. Trước tết, DN có gửi bản thảo hợp đồng vào cho chúng tôi hoàn tất, song vì nhiều lý do nên đến nay vẫn chưa thể ký kết”.

img

Hàng ngày bà con vẫn ra đồng nhưng là để gom ớt thối.

Xã cũng đã nhiều lần liên hệ với DN để đốc thúc và tìm hiểu lý do ngừng thu mua, thì nhận được câu trả lời: Do thời tiết không thuận lợi nên đợt sau sẽ vào. Còn đợt sau là khi nào thì không ai biết.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Cẩm Vịnh cho biết: “Trồng ớt cay không phải là chủ trương của xã. Vụ đông 2017, vùng đất thôn Ngụ Quế và Ngụ Phúc, địa phương quy hoạch trồng khoai lang chất lượng cao. Thế nhưng, khi DN vào đặt vấn đề trồng ớt cay, nông dân vẫn quyết tâm làm. Xã cũng đã khuyến cáo người dân nên làm hợp đồng cụ thể, ràng buộc giữa từng hộ với DN trên cơ sở đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương, nhưng đến nay vẫn không thấy hợp đồng đâu”.

img

Sau 1 vụ thu mua, DN đã "một đi không trở lại", bỏ mặc nông dân.

Ớt vẫn đang chín thối ngoài đồng còn DN “bặt vô âm tín”. Bà con nông dân bất lực không biết phải xử lý thế nào, “chỉ mong DN quay về thu mua thì giá nào cũng bán. Nếu không vụ sau chắc bỏ hết ớt để trồng cây khác thôi” – chị Nguyệt ngao ngán nói.

img

Chính vì quá tin tưởng DN mà giờ đây nông dân cay đắng nhìn ruộng ớt thối dần.

Chính quyền địa phương thì lúng túng với phương án giải quyết, hỗ trợ cho bà con. Cũng không thể trách cứ bởi chính quyền hoàn toàn bị động, “trước mắt chúng tôi sẽ tiếp tục liên hệ tích cực để yêu cầu DN về thu mua sản phẩm cho bà con. Nếu DN chây ỳ, chúng tôi sẽ bàn phương án “giải cứu” ớt cho người dân bằng cách vận động cán bộ, công chức mua ủng hộ hoặc kết nối các nhà hàng tiêu thụ” – ông Chiến chia sẻ thêm.

Doanh nghiệp... một đi không trở lại

Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, Ông Nguyễn Trọng Quế  (Trưởng thôn Ngụ Quế) cho biết: “Thôn có khoảng 20 hộ trồng ớt, với diện tích 1,3 ha. Do tin tưởng doanh nghiệp nên chúng tôi cũng không đặt nặng vấn đề hợp đồng. Trước tết, doanh nghiệp có gửi bản thảo hợp đồng vào cho chúng tôi hoàn tất, song vì nhiều lý do nên đến nay vẫn chưa thể ký kết”.

Nói về vấn đề này, Ông Nguyễn Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Cẩm Vịnh cho biết: “Trồng ớt cay không phải là chủ trương của xã. Vụ đông 2017, vùng đất thôn Ngụ Quế và Ngụ Phúc, địa phương quy hoạch trồng khoai lang chất lượng cao. Thế nhưng, khi doanh nghiệp vào đặt vấn đề trồng ớt cay, nông dân vẫn quyết tâm làm. Xã cũng đã khuyến cáo người dân nên làm hợp đồng cụ thể, ràng buộc giữa từng hộ với doanh nghiệp trên cơ sở đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương, nhưng đến nay vẫn không thấy hợp đồng đâu?”.

Được biết, vào khoảng tháng 3, doanh nghiệp nghe tin ớt chín đã về thôn Ngụ Quế và Ngụ Phúc (xã Cẩm Vịnh) thu mua khoảng 8 tạ ớt tươi, giá từ 5.000-6.000 đồng một kg. Tuy nhiên công ty chưa trả tiền đầy đủ. Trước tình trạng này, một số hộ dân đã thu hoạch ớt mang ra chợ bán để vớt vát số vốn bỏ ra.

Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, chị Nguyễn Thị Hòa (thôn Ngụ Phúc, xã Cẩm Vịnh) xót xa: “Nhà tôi làm 2 sào ớt. Đợt 1, công ty mua 96 kg, nhưng còn nợ tiền. Nay công ty không vào thu mua, xót của, mỗi ngày tôi đành ngắt một ít mang ra chợ bán mong vớt vát đồng nào”.

img

chị Nguyễn Thị Hòa (thôn Ngụ Phúc, xã Cẩm Vịnh) xót xa: “Nhà tôi làm 2 sào ớt. Đợt 1, công ty mua 96 kg, nhưng còn nợ tiền. Giờ công ty không mua nữa, không biết bấu víu vào ai

Đứng giữa ruộng ớt chín thối, bà Trần Thị Hạnh (55 tuổi, trú tại thôn Ngụ Quế, xã Cẩm Vịnh) cho biết, gia đình bà trồng gần 2 sào ớt theo mô hình liên kết sản xuất với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến ngày thu hoạch, doanh nghiệp này lại “bỏ rơi” các hộ dân, khiến người dân sản xuất lâm vào cảnh khốn đốn, có nguy cơ trắng tay.

 “Ớt nay chín hết, dân nơi đây chả ai còn mặn mà để thu hoạch vì bán cũng không ai mua. Ra chợ bán không được, đem đi cho cũng chả ai muốn lấy vì cả xóm tôi đều như này hết. Ớt thì chất đầy nhà, ăn đâu hết được, còn phía doanh nghiệp này thì mới thu mua một lần mà cũng chưa trả tiền cho dân. Vì vậy dân ở đây ai cũng bức xúc, ban đầu thì hứa hẹn, còn giờ thì…”, bà Hạnh nói.

img

Trước tình trạng này, một số hộ dân đã thu hoạch ớt mang ra chợ bán để vớt vát số vốn bỏ ra.

Nói về phương án “giải cứu” ớt cho người dân, ông Nguyễn Văn Chiến – Chủ tịch UBND xã Cẩm Vịnh cho biết: “Hiện nay, ớt đang vào kỳ chín rộ, trong khi không có cơ sở chế biến nên người dân phải để ớt chín rụng ngoài đồng. Chính quyền địa phương sẽ tích cực liên hệ, yêu cầu doanh nghiệp vào bao tiêu sản phẩm cho bà con. Nếu doanh nghiệp chây ỳ, chúng tôi sẽ bàn phương án “giải cứu” ớt cho người dân bằng cách vận động cán bộ, công chức mua ủng hộ hoặc kết nối các nhà hàng tiêu thụ”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem