dd/mm/yyyy

Hai chàng trai xứ Nghệ đưa đặc sản quê hương xuất ngoại, doanh thu 14 tỷ đồng/năm

Trăn trở với sản phẩm bánh đa truyền thống, hai chàng trai trẻ ở Nghệ An đã xây dựng chiến lược, đầu tư máy móc quyết tâm đưa bánh đa quê mình xuất ngoại. Trong năm 2022, bánh đa vừng Lương Sơn đã xuất khẩu 6 container sang các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc,… với sản lượng 1 triệu chiếc.


Hai chàng trai xứ Nghệ đưa đặc sản quê hương xuất ngoại, doanh thu 14 tỷ đồng/năm - Ảnh 1.

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng, anh Nguyễn Bá Thắng (SN 1990, trú xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) đều có công việc ổn định. Tình cờ, anh Thắng gặp anh Nguyễn Ngọc Phương (SN 1989), người đồng hương và cũng là đồng môn tâm sự muốn được về quê sinh sống với gia đình. Bàn bạc tới lui khá nhiều, cả hai quyết định sẽ cùng trở lại quê nhà, khởi nghiệp từ nghề làm bánh đa truyền thống.

Hai chàng trai xứ Nghệ đưa đặc sản quê hương xuất ngoại, doanh thu 14 tỷ đồng/năm - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Bá Thắng

Hai chàng trai xứ Nghệ đưa đặc sản quê hương xuất ngoại, doanh thu 14 tỷ đồng/năm - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Ngọc Phương

Hai chàng trai xứ Nghệ đưa đặc sản quê hương xuất ngoại, doanh thu 14 tỷ đồng/năm - Ảnh 4.

“Bánh đa là đặc sản của người dân quê tôi. Huyện Đô Lương có hẳn làng nghề bánh đa trăm năm tuổi. Từng chứng kiến cảnh bà con lam lũ trên đồng ruộng làm ra hạt gạo, hạt vừng rồi vất vả xay bột, mướt mồ hôi tráng từng chiếc bánh. Bánh đa làm ra cũng chỉ loay hoay tiêu thụ trong tỉnh, mình nghĩ tại sao không làm lớn để đưa bánh đa quê mình vươn ra các tỉnh, thành và xuất khẩu ra thế giới?”, anh Thắng chia sẻ.

Hai chàng trai xứ Nghệ đưa đặc sản quê hương xuất ngoại, doanh thu 14 tỷ đồng/năm - Ảnh 5.

Năm 2018, cả hai quyết định trở về khởi nghiệp từ chính bánh đa vừng. Thay vì đắp lò đất, mua củi đốt lò tráng bánh, Thắng và Phương đã mượn đất, mở nhà xưởng khép kín, thuê thợ cơ khí thiết kế dây chuyền máy móc sản xuất bánh đa. Các công đoạn xay bột, đảo bột, tráng bánh đều được tự động hóa.

Hai chàng trai xứ Nghệ đưa đặc sản quê hương xuất ngoại, doanh thu 14 tỷ đồng/năm - Ảnh 6.

“Chúng tôi phân công nhau, tôi phụ trách sản xuất còn Phương sẽ phụ trách mảng thị trường. Người làm sản xuất sẽ lo khâu nguyên liệu đầu; chế biến; đóng gói sao cho đẹp. Người làm thị trường sẽ khảo sát nhu cầu, thị hiếu của khách; xây dựng mạng lưới cộng tác viên, đại lý, kết nối để có mặt tại các gian hàng, siêu thị…”, anh Thắng cho hay.

Hai chàng trai xứ Nghệ đưa đặc sản quê hương xuất ngoại, doanh thu 14 tỷ đồng/năm - Ảnh 7.

Để có chất lượng bánh đa ngon, ngoài bí quyết truyền thống, hai chàng trai trẻ đã mày mò thử nghiệm nhiều lần để tìm ra công thức làm bánh thơm ngon, an toàn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện, mỗi ngày, cơ sở sản xuất bánh đa Lương Sơn sản xuất khoảng 60 ngàn chiếc bánh.

Hai chàng trai xứ Nghệ đưa đặc sản quê hương xuất ngoại, doanh thu 14 tỷ đồng/năm - Ảnh 8.

Năm 2022, xưởng được mở rộng quy mô, đầu tư 4 tỷ đồng vận hành công nghệ sấy khép kín, cho công suất tối đa gần 40 triệu chiếc bánh/năm, tạo việc làm cho hơn 40 lao động địa phương, doanh thu đạt hơn 14 tỷ đồng mỗi năm.

Hai chàng trai xứ Nghệ đưa đặc sản quê hương xuất ngoại, doanh thu 14 tỷ đồng/năm - Ảnh 9.

“Nếu trước đây bánh tráng xong phải phơi nắng, phụ thuộc vào thời tiết nên có khi quá giòn, có khi lại ẩm mốc, nay với công nghệ sấy khép kín, chất lượng luôn đảm bảo để giữ trọn vị bánh đa đặc sản”, anh Thắng nói.

Hai chàng trai xứ Nghệ đưa đặc sản quê hương xuất ngoại, doanh thu 14 tỷ đồng/năm - Ảnh 10.

Hiện nay, bánh đa Lương Sơn đã “phủ sóng” cả nước với gần 600 đại lý và cộng tác viên. Trong năm 2022, bánh đa vừng Lương Sơn đã xuất khẩu 6 container sang các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc,… với sản lượng 1 triệu chiếc.Trong ảnh: Công nhân đóng gói bánh đa xuất khẩu.


Thu Hiền