Hải Dương: Ra mắt chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thịt, giúp nông dân làm giàu

Nguyễn Việt Thứ tư, ngày 12/04/2023 06:55 AM (GMT+7)
Hội Nông dân phường Phạm Thái (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) vừa tổ chức lễ ra mắt chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thịt thương phẩm.
Bình luận 0
Hải Dương: Ra mắt chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm, giúp nông dân làm giàu - Ảnh 1.

Hải Dương: Ra mắt chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm, giúp nông dân làm giàu - Ảnh 2.

Phạm Thái là phường mới thành lập năm 2019 trên cơ sở sáp nhập 2 xã Phạm Mệnh và Thái Sơn. Do có nhiều núi đá phù hợp với việc chăn nuôi dê nên từ lâu người dân nơi đây phát triển nghề chăn nuôi dê. Nhờ vậy, nhiều hộ chăn nuôi dê có cuộc sống sung túc.

Với thế mạnh đó, Hội nông dân phường Phạm Thái đã tập hợp các hộ chăn nuôi dê để thành lập chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm để giúp nghề chăn nuôi dê ở đây phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Hải Dương: Ra mắt chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm, giúp nông dân làm giàu - Ảnh 3.

Lễ ra mắt chi hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm phường Phạm Thái có 25 thành viên là các hộ nuôi dê trên địa bàn phường. Hộ nuôi nhiều nhất là 1.500 con, còn đa phần các hộ nuôi một vài trăm con.

Hộ chăn nuôi dê tiêu biểu trong chi hội là hộ ông Nguyễn Xuân Cầu. Ông Cầu phát triển chăn nuôi dê từ năm 1993. Đến nay, ông đã xây dựng được trang trại nuôi dê có diện tích 30.000 m2, trong đó có 2000 m2 chuồng trại, nuôi 1500 con dê. Doanh thu hàng năm, trang trại dê của ông Cầu cho doanh thu hàng tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động, với mức lương 9 triệu đồng/người/tháng. Ông Cầu cũng giúp đỡ, hỗ trợ hơn chục hộ trong phường phát triển mô hình chăn nuôi dê thương phẩm.

Hải Dương: Ra mắt chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm, giúp nông dân làm giàu - Ảnh 4.

Đại diện hội nông dân tỉnh, lãnh đạo hội nông dân thị xã Kinh Môn, lãnh đạo phường Phạm Thái tặng hoa ban chấp hành chi hội.

Là người chăn nuôi lâu năm, quy mô lớn, có nhiều kinh nghiệm, khi thành lập chi hội, ông Nguyễn Xuân Cầu đã được các thành viên tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm phường Phạm Thái.

Ông Nguyễn Xuân Cầu cho biết: Thời gian tới, Chi hội sẽ tập trung tổ chức tốt các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm của các hội viên, bảo đảm mang lại lợi ích chung về kinh tế nhưng cũng bảo đảm quyền lợi của mỗi hội viên. Đồng thời, chúng tôi cam kết tạo ra những sản phẩm đạt chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.

Hải Dương: Ra mắt chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm, giúp nông dân làm giàu - Ảnh 5.

Ông Hoàng Minh Côi, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Kinh Môn tham quan mô hình chăn nuôi dê thương phẩm tại trang trai hội viên chi hội.

Bên cạnh đó, ông Cầu cũng mong muốn, Chi hội sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, UBND phường và hội nông dân các cấp hỗ trợ về khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa nguồn nguyên liệu sạch và thị trường tiêu thụ rộng rãi để có thể xây dựng sản phẩm dê thương phẩm trở thành sản phẩm OCOP của địa phương cũng như của thị xã Kinh Môn.

Hải Dương: Ra mắt chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm, giúp nông dân làm giàu - Ảnh 6.

Đàn dê thương phẩm của hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Cầu, chi hội trưởng chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi dê thương phẩm phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn.

Phát biểu tại lễ ra mặt chi hội, ông Lê Thiết Hùng, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương chúc mừng sự ra đời của chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm phường Phạm Thái. Để chi hội hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững ông Hùng cho rằng các thành viên trong chi hội phải đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các cấp hội nông dân sẽ luôn quan tâm và tạo điều kiện để chi hội hoạt động như: vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân, hỗ trợ tập huấn khoa học kỹ thuật chăn nuôi dê.

Hải Dương: Ra mắt chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm, giúp nông dân làm giàu - Ảnh 7.

Sấy cỏ để làm thức ăn chăn nuôi dê.

Ông Hùng cũng đề nghị chi hội cần nhanh chóng xây dựng được kế hoạch hoạt động của ban chấp hành chi hội, xác định tinh thần trách nhiệm của từng thành viên trong chi hội. Xây dựng được quỹ chi hội để có kinh phí hoạt động. Có nguồn quỹ mạnh, sẽ giúp chi hội tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Hải Dương: Ra mắt chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê thương phẩm, giúp nông dân làm giàu - Ảnh 8.

Cỏ tươi được cắt về để làm thức ăn nuôi dê.

Chi hội cũng cần đa dạng hóa các sản phẩm từ dê, chú trọng đến việc chăn nuôi sạch để sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó, chi hội cần quan tâm xây dựng thương hiệu, làm quét mã QR, chỉ dẫn địa lý... để các sản phẩm dê Phạm Thái nhanh chóng lan tỏa và được nhiều người biết đến.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem