Thứ sáu, 19/04/2024

Hải Phòng quyết liệt chung tay gỡ “thẻ vàng” thủy sản

23/09/2022 7:00 AM (GMT+7)

Trước nguy cơ năm 2022 Việt Nam sẽ không gỡ được "thẻ vàng" IUU, UBND thành phố Hải Phòng đã tìm nhiều giải pháp quyết liệt ngăn chặn tình trạng tàu cá trên địa bàn Hải phòng vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài...


Hải Phòng quyết liệt chung tay gỡ “thẻ vàng” thủy sản - Ảnh 1.

Hải Phòng đang tìm nhiều cách để chung tay gỡ thẻ IUU

UBND TP Hải Phòng vừa yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, UBND các quận, huyện ven biển và các thành viên Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU thành phố phải quyết liệt thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU thành phố về các nhiệm vụ chống khai thác IUU.


HUY ĐỘNG NHIỀU SỞ, NGÀNH VÀO CUỘC

Cụ thể, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu không thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nội dung đã chỉ đạo làm ảnh hưởng đến nỗ lực tháo gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu đối với thủy sản của Việt Nam.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU thành phố) có nhiệm vụ tiếp tục rà soát, khẩn trương khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 4170/BNN-TCTS ngày 30/6/2022.

Rà soát kỹ lưỡng, tổng hợp hồ sơ truy xuất nguồn gốc khai thác, nhật ký khai thác, báo cáo khai thác, hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, hồ sơ quản lý tàu cá xuất nhập bến, kiểm soát sản lượng khai thác đảm bảo đồng bộ, hợp lý, chính xác theo quy định.

Khẩn trương rà soát, thực hiện công tác cấp giấy phép khai thác thủy sản, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá, đảm bảo 100% tàu cá đủ điều kiện được cấp giấy phép khai thác thủy sản và giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá, hoàn thành trong tháng 9/2022.

Khẩn trương chủ trì, cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, UBND các quận, huyện rà soát cụ thể, cương quyết yêu cầu các chủ tàu cá thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình khẩn trương lắp đặt, đảm bảo 100% tàu cá hoàn thành lắp đặt trong tháng 9/2022; đồng thời phối hợp với Tổng cục Thủy sản cập nhật chính xác các thông tin dữ liệu tàu cá trong dữ liệu quốc gia, hệ thống VNfishbase.

Chủ trì, cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, UBND các quận, huyện có liên quan thực hiện ngay công tác thu, nộp nhật ký khai thác và kiểm soát tàu ra, vào các cảng cá theo quy định.

Khẩn trương thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chống khai thác IUU tại các cảng cá, các đơn vị, địa phương. Chủ trì, cung cấp các tài liệu liên quan đến công tác chống khai thác IUU trên địa bàn thành phố đến các cơ quan thông tin và các địa phương; đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng, vận động người dân thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác IUU.

Đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cảng cá do Ban Quản lý cảng cá, bến cá quản lý; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chống khai thác IUU; thực hiện nghiêm các quy định về tàu cá xuất, nhập bến.

Thường xuyên cập nhật, trao đổi thông tin với Tổng cục Thủy sản, xây dựng Kế hoạch đón tiếp và làm việc với đoàn kiểm tra của EC, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trong tháng 9/2022.

Đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung về chống khai thác IUU; Thường xuyên tổng hợp kết quả thực hiện, kịp thời đề xuất, báo cáo UBND thành phố giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

GiaO Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố, tiếp tục rà soát, khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế thuộc trách nhiệm của đơn vị theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 4170/BNN-TCTS ngày 30/6/2022. Kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất bến, tàu cá hoạt động trên biển và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Công an thành phố tiếp tục, tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân móc nối, tổ chức cho tàu cá và ngư dân thành phố đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thời lượng, tin bài về các nội dung chỉ đạo của thành phố, kết quả thực hiện chống khai thác IUU của thành phố để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện.

UBND các quận, huyện ven biển phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, yêu cầu chủ tàu cá thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

 Khẩn trương hoàn thiện tổ chức quản lý cảng cá theo quy định; đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, công tác quản lý tàu cá tại các cảng cá do địa phương quản lý. Đồng thời, thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra, giám sát việc thực hiện chống khai thác IUU tại các đơn vị trực thuộc.


TÍN HIỆU ĐÁNG BÁO ĐỘNG VỚI THỦY SẢN VIỆT NAM

Ngày 20/9/2022, tại cuộc họp lần thứ 6 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định IUU của Ủy ban châu Âu (EC) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã tổng kết sơ bộ, từ đầu năm 2022 đến nay, Việt Nam có gần 1.000 vụ việc tàu cá vi phạm quy định IUU, bị xử phạt hành chính với số tiền hơn 16 tỷ đồng.

Việc rà soát, đăng ký, đăng kiểm tàu cá tại các địa phương chưa đạt yêu cầu, tình trạng tàu cá mất kết nối VMS diễn ra khá phổ biến. Hoạt động kiểm soát tàu cá ra vào cảng, sản lượng khai thác và truy xuất nguồn gốc đạt thấp, đạt 15- 18% tổng sản lượng khai thác. Việc tổ chức bộ máy, nguồn lực địa phương chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động khai thác IUU…

Theo tổng kết của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Đình Luân, nhiều địa phương như Phú Yên, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Khánh Hòa đã làm tốt, giảm đáng kể các vụ việc tàu cá địa phương bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.

Một số tỉnh cũng đã tăng cường xử phạt hành vi khai thác IUU, đặc biệt là các vụ việc vi phạm vùng biển nước ngoài như: Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận…Tuy nhiên, một số tỉnh còn hạn chế trong việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính như: Thái Bình, Hà Tĩnh, Phú Yên, Hải Phòng…

Trước đó, cũng trong tháng 9/2022, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng đã chia sẻ với báo giới, cuối tháng 10/2022 Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra kết quả việc khắc phục thẻ vàng IUU - “Khả năng cao đợt này chưa gỡ được thẻ vàng và nguy cơ thẻ đỏ vẫn rất lớn” ông Hùng cảnh báo.

Nếu chuyển sang thẻ đỏ nguy cơ lớn nhất sẽ là mất thị trường EU, mỗi năm sẽ mất 500 triệu USD riêng cho ngành thủy sản; nhất là trong bối cảnh EU định hướng sẽ chi phối các thị trường khác trong việc kiểm soát chặt về nguồn gốc xuất xứ.

Cùng với đó, thẻ đỏ của EC cũng làm giảm uy tín, thương hiệu, giảm tính cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế, trong đó có Hải Phòng – 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn nhất Việt Nam.

Theo VnEconomy

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.