Ứng phó với đại dịch Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 bùng phát, Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các Cảng vụ triển khai hàng loạt các giải pháp phòng chống dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, Cục Hàng hải thay đổi các phương thức làm việc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải, các thuyền viên, các Cảng vụ triển khai và duy trì các hoạt động hàng hải nhằm giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng.

Hàng hải "điểm sáng" nền kinh tế giữa đại dịch Covid-19 năm 2020 - Ảnh 1.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 về việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 và triển khai hướng dẫn của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) liên quan đến chứng chỉ thuyền viên bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Cục Hàng hải đã giải quyết các khó khăn, vướng mắc về chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên trong giai đoạn đang xảy ra dịch Covid-19. Trong đó, một trong số các khó khăn mà chủ tàu hiện đang gặp phải là việc thay thế, bổ sung thuyền viên cho tàu biển, do chính sách đóng cửa biên giới, phong toả, cách ly phòng chống dịch bệnh của hầu hết các nước trên thế giới.

Dẫn đến, khi thuyền viên đang làm việc trên tàu biển bị hết hạn chứng chỉ chuyên môn nhưng chủ tàu không thể thay thế hoặc bàn giao chứng chỉ chuyên môn đã được gia hạn mới cho thuyền viên được. Trong bối cảnh đó, Cục Hàng hải đã gia hạn sử dụng tiếp 3 tháng tính từ ngày chứng chỉ thuyền viên đó hết hạn. Đồng thời, có các chính sách giảm một số loại phí cho các doanh nghiệp hàng hải.

Hàng hải "điểm sáng" nền kinh tế giữa đại dịch Covid-19 năm 2020 - Ảnh 2.

Thuyền viên được gia hạn sử dụng tiếp 3 tháng tính từ ngày chứng chỉ thuyền viên đó hết hạn khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Điểm sáng về hàng hoá

Năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và Thế Giới lao đao vì dịch Covid-19 bùng phát, tiếp đó là khó khăn của mưa bão, lũ lụt tại miền Trung, thế nhưng ngành Hàng hải lại là điểm sáng tăng trưởng giữa bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều thách thức.

Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 10 tháng năm 2020 đạt 572.481.000 tấn (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng), tăng 5% so với cùng kỳ năm 2019.

Hàng hải "điểm sáng" nền kinh tế giữa đại dịch Covid-19 năm 2020 - Ảnh 1.


Cụ thể, hàng xuất khẩu đạt 144.610.000 tấn (tăng 11%). Hàng nhập khẩu đạt 187.839.000 tấn (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019).

Các khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua tăng cao là khu vực Quảng Trị tăng 52,9% (từ 736.095 đến 1,12 triệu tấn), lượng tăng chủ yếu là hàng khô và tổng hợp nội địa (tăng 432%) do khu vực mới phát sinh hàng xuất khẩu gỗ dăm sang Trung Quốc và hàng cát, thạch cao chở ra Ninh Bình; khu vực Quảng Ngãi tăng 31,6% (từ 20,84 đến 27,43 triệu tấn) trong đó khối lượng hàng khô, tổng hợp nhập khẩu tăng 432,1% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, một số khu vực cảng biển khác như Cần Thơ, Mỹ Tho, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình có mức tăng tương đối cao từ 22-42% so với cùng kỳ năm 2019.

Hàng hải "điểm sáng" nền kinh tế giữa đại dịch Covid-19 năm 2020 - Ảnh 4.

Đánh giá về việc hàng hoá qua Cảng biển có nhiều biến đông, ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, có nhiều Cảng có khối lượng hàng hóa thông qua giảm mạnh như khu vực Cảng biển An Giang giảm 41,7%, mức giảm chủ yếu là khối lượng hàng khô nội địa giảm 73%.

Đặc biệt, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có khối lượng hàng hóa thông qua lớn nhất cả nước cũng giảm 4,25% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, khối lượng hàng hóa container thông qua cảng biển trong 10 tháng năm 2020 tăng 12% cùng kỳ năm 2019, đây là mức tăng trưởng tương đối cao so với vài tháng gần đây.

Nhiều khu vực cảng biển có khối lượng hàng container thông qua tăng cao như Mỹ Tho tăng 171%, Quy Nhơn tăng 35%, Đồng Tháp tăng 21%, Đà Nẵng tăng 20,1%, Vũng Tàu tăng 21%, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 16,4% so cùng kỳ năm trước.

"Cục Hàng hải ước tính tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển 11 tháng năm 2020 là 629.729.000 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2019," ông Giang cho hay.

Hàng hải "điểm sáng" nền kinh tế giữa đại dịch Covid-19 năm 2020 - Ảnh 5.

Ngành Hàng hải chủ động ứng phó với bão lũ.

Sẵn sàng ứng phó với tất cả tình huống

Trong 10 tháng 2020, Việt Nam liên tiếp phải hứng chịu 13 cơn bão lớn, đặc biệt, bão lũ ở các tỉnh miền Trung, đã gây thiệt hại về kinh tế khoảng 17.000 tỷ đồng, làm 235 người chết và mất tích, hơn 200.000 ngôi nhà bị hư hỏng, nhiều tàu thuyền bị chìm đắm,...

Để ứng phó với những thiên tai do bão lũ gây ra, Cục Hàng hải Việt Nam đã triển khai công tác phòng chống thiên tai và chỉ đạo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam tổ chức trực từ ngày đêm, trong trường hợp có vấn đề phát sinh, yêu cầu báo cáo, xử lý gấp.

Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang đề nghị phòng chuyên môn nghiên cứu phương án trang bị xuồng cao su để bố trí cứu hộ, cứu nạn. Trong đó, tập trung rà soát tàu thuyền để hướng dẫn các phương tiện tránh, trú bão và tăng cường kiểm tra thuyền viên trên các tàu.

Cùng với đó, các Cảng vụ hàng hải tiến hành thống kê tàu thuyền trong khu vực có khả năng tham gia phòng chống thiên tai của các cơn bão; Lên phương án và tổ chức thực hiện phương án điều động tàu thuyền neo đậu tránh trú bão hoặc đi tránh, trú bão tại các khu vực khác…

Hàng hải "điểm sáng" nền kinh tế giữa đại dịch Covid-19 năm 2020 - Ảnh 6.

Cục Trưởng Nguyễn Xuân Sang đi thị sát tình hình bão lũ.

Đáng chú ý, trong khi diễn biến của cơn bão số 12 trên biển Đông diễn biến phức tạp, Cục Hàng hải đã hướng dẫn cho tàu thuyền tránh đi vào khu vực nguy hiểm của bão; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền; thông báo cho tàu thuyền chủ động phòng tránh, không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; đồng thời, triển khai ngay kế hoạch phòng chống thiên tai đã xây dựng.

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam duy trì lực lượng và phương tiện để sẵn sàng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu. Trung tâm Thông tin An ninh hàng hải bố trí trực 24/24 giờ để kịp thời theo dõi diễn biến cơn bão; tiếp nhận thông tin và báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam. Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam phát bản tin về diễn biến cơn bão số 12 để các phương tiện hoạt động trên biển nắm bắt thông tin, chủ động phòng tránh, ứng phó.

Đặc biệt, Cục Hàng hải đã chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị trực tiếp tham gia công tác cứu nạn 8 thuyền viên tàu Vietship mắc kẹt cửa biển ở gần vị trí phao số 0 khu vực cảng biển Cửa Việt vào ngày 10/11, Đoàn công tác do Phó Cục trưởng Nguyễn Hoàng làm trưởng đoàn đã có mặt tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo hoạt động cứu nạn các thuyền viên trên tàu Vietship 01.

Hàng hải "điểm sáng" nền kinh tế giữa đại dịch Covid-19 năm 2020 - Ảnh 7.

Cục Hàng hải đã chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị trực tiếp tham gia công tác cứu nạn 8 thuyền viên tàu Vietship mắc kẹt cửa biển.

Thời điểm cơn bão số 13 vào biển Đông, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức 2 Đoàn công tác trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai trên một số địa bàn., Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang làm Trưởng đoàn công tác, kiểm tra khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Trị; Phó Cục trưởng Hoàng Hồng Giang làm Trưởng đoàn công tác, kiểm tra khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Các khu vực còn lại do Giám đốc Cảng vụ Hàng hải trực tiếp chỉ đạo.

Tại hiện trường kiểm tra, trước tình hình cơn bão số 13 trên biển Đông (bão Vàm Cỏ) diễn biến phức tạp, tốc độ nhanh và mạnh khi vào bờ, ảnh hưởng trên diện rộng, Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang yêu cầu các đơn vị tuyệt đối không được chủ quan, tận dụng triệt để các kinh nghiệm phòng chống bão, phát huy tối đa phương châm 4 tại chỗ, sẵn sàng ứng phó với tất cả tình huống trước, trong và sau bão.

Hàng hải "điểm sáng" nền kinh tế giữa đại dịch Covid-19 năm 2020 - Ảnh 8.

Tích cực hỗ trợ công tác cứu nạn.

Tăng cường phòng chống buôn lậu

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT về tăng cường công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển, Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai 4 nội dung, bao gồm: Tình tình, giải pháp xử lý hành vi tắt GPS, AIS, LRIT của các phương tiện hoạt động trên biển, trong vùng nước cảng biển; Tình hình lắp đặt, sử dụng thiết bị trên tàu; Rà soát chấn chỉnh hoạt động vận chuyển hàng hóa của các phương tiện có tốc độ cao trên vùng biển Việt Nam, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật; Chương trình khảo sát, đánh giá tình trạng tắt GPS, AIS, LRIT của các phương tiện hoạt động trên biển.

Đồng thời, Cục Hàng hải triển khai hàng loạt các dự án nạo vét luồng hàng hải cụ thể, Cục Hàng hải Việt Nam tiến hành "Thi công nạo vét luồng" thuộc công trình nạo vét luồng hàng hải Phan Thiết cho tàu biển 1000 tấn...

Hàng hải "điểm sáng" nền kinh tế giữa đại dịch Covid-19 năm 2020 - Ảnh 9.

 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem