Cận cảnh hàng nghìn tấn phế liệu sừng sững cạnh khu dân cư ở Hải Dương

Thi Ngọc Thứ ba, ngày 01/03/2022 16:04 PM (GMT+7)
Những "núi" phế liệu lên tới hàng nghìn tấn ở phường Hải Tân, TP Hải Dương đến nay chưa được xử lý ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Bình luận 0

Theo ghi nhận của phóng viên vào cuối tháng 2/2022, tại phường Hải Tân (TP Hải Dương) tồn tại những bức tường phế liệu cao từ 3 - 4m, dài đến hàng trăm mét.

Clip: Khuôn viên bãi rác Nam Soi và khu dân cư. Video: Thi Ngọc

Số phế liệu này chủ yếu là rác thải, túi nilon thu hồi đã được giặt rửa nhưng không đồng nhất, có lẫn một số thành phần khác như nhựa, vải… 

Các kiện nilon đặt trực tiếp trên nền đất, hầu hết không có biện pháp che phủ, rơi vãi ngổn ngang, tiềm ẩn nguy cơ các tạp chất theo nước mưa bị rửa trôi, thẩm thấu ra xung quanh.  

Hải Dương: Hãi hùng hàng nghìn tấn rác sừng sững cạnh khu đô thị sinh thái bậc nhất tỉnh - Ảnh 2.

Cận cảnh khu vực tập kết phế liệu của Công ty Huy Hoàng. Ảnh: Thi Ngọc

Theo anh L.Q.H, một người dân chia sẻ: "Tôi rất muốn đầu tư một lô đất ở khu vực này vì theo quy hoạch đây là Đô thị rất đáng sống nhưng thấy gần bãi rác quá trông vừa phản cảm, vừa dễ ô nhiễm môi trường nên thôi".

Hải Dương: Hãi hùng hàng nghìn tấn rác sừng sững cạnh khu đô thị sinh thái bậc nhất tỉnh - Ảnh 3.

Một dãy nhà trong khu dân cư, nhưng phía sau lưng của dãy nhà này quay ra khu vực chất phế liệu.

Bà N.T.T, một người dân khác cho biết, bà ở đây đã nhiều năm. Cách đây khoảng 2,3 năm, mỗi khi trời mưa, rác thải bốc mùi rất khó chịu. Nhưng từ ngày rác thải được Công ty Huy Hoàng xử lý thì không bị mùi nữa.

"Tuy nhiên, việc phế liệu để sừng sững trong khu đô thị văn minh thế này cũng cần được các cấp có kế hoạch chuyển đi sớm chứ trông mất mỹ quan mà kiểu gì cũng ảnh hưởng đến môi trường chung", bà T. nói thêm.

Được biết, Công ty Huy Hoàng là đơn vị triển khai hạng mục xử lý rác thải đã chôn lấp tại bãi rác Soi Nam, thành phố Hải Dương, thuộc dự án khu đô thị sinh thái ven sông Thái Bình. 

Dự án này đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại các Quyết định số 2301/QĐ-UBND ngày 10/7/2018, số 3350 QĐUBND ngày 9/11/2020.

Hải Dương: Hãi hùng hàng nghìn tấn rác sừng sững cạnh khu đô thị sinh thái bậc nhất tỉnh - Ảnh 4.

Phế liệu chất cao sừng sững như dãy núi ngay mà không được che phủ. Ảnh: Thi Ngọc

Theo phương án được tỉnh phê duyệt, nilon trong bãi rác Soi Nam sau khi phân loại, một phần được xử lý bằng phương pháp đốt, một phần được giặt rửa, đóng kiện, đưa đi tái chế. 

Tuy nhiên, nhiều tháng trở lại đây, Cty Huy Hoàng đã không xử lý nilon bằng phương pháp đốt mà chỉ giặt rửa, đóng kiện, tập kết trong khuôn viên.

Trước đó, tháng 6/2021, theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, Công ty Huy Hoàng đang tập kết các kiện nilon trong hành lang đê với số lượng rất lớn khoảng 5000 tấn. Trong đó, khoảng 3000 tấn ở hành lang đê Thái Bình và trong khuôn viên Công ty khoảng 2000 tấn. 

Công ty Huy Hoàng cũng đã có công văn số 25/2001/CV-HHHD ngày 12/5/2021 giải trình với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cam kết chậm nhất giữa tháng 7/2021 sẽ chuyển toàn bộ lượng nilon đang tập kết đi xử lý. 

Từ đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương đã có văn bản yêu cầu Cty Huy Hoàng: Tập trung biện pháp chuyển ngay lượng nilon đang tập kết đi xử lý. Nếu sau ngày 20/7/2021 (hoặc ngày khác theo chỉ đạo của UBND tỉnh) công ty vẫn tập kết nilon ngoài khuôn viên Công ty không đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ lập hồ sơ xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật. 

Tuy nhiên đã nhiều tháng trôi quá, “núi rác” vẫn nằm án ngữ trong khu dân cư ở TP Hải Dương.

Hải Dương: Hãi hùng hàng nghìn tấn rác sừng sững cạnh khu đô thị sinh thái bậc nhất tỉnh - Ảnh 5.

Lượng phế liệu tập kết ở đây ước tính lên tới khoảng 5000 tấn. Ảnh: Thi Ngọc

Trao đổi với PV, ông Phùng Văn Huy, đại diện Công ty Huy Hoàng cho biết, ông cũng rất sốt ruột về việc chưa xử lý tái chế được phế liệu hiện nay.

Nguyên nhân dẫn đến việc này là do, lượng rác thải quá lớn so với đánh giá ban đầu, giá nhựa rẻ nên không tìm được người mua phế thải để tái chế, công ty phải tự mua máy tái chế phế liệu. 

Trong khi đó, người dân về khu đô thị cũng quá nhanh nên việc tiếp tục xử lý phế liệu làm nhựa tái sinh không phù hợp vì ảnh hưởng đến họ.

Theo ông Huy, ban đầu tỉnh dự kiến lượng rác thải là gần 300 nghìn tấn xử lý trong vòng 36 tháng. Nhưng sau khi xử lý khoảng một năm, lượng rác thải thực tế được xác định lên tới 520 nghìn tấn, gần gấp đôi khối lượng ban đầu.

"Công ty chúng tôi đã rất nỗ lực xử lý rác thải trong thời gian ngắn nhất nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn đang phải tháo gỡ. 

Chúng tôi đã đề nghị với các cấp lãnh đạo cho thuê hoặc mượn một khu đất nào đó trong quy hoạch của tỉnh để đơn vị mở cơ sở tái chế nilon nhưng chưa được phê duyệt vì còn liên quan đến nhiều sở, ngành", ông Huy thông tin thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem