Hành trình 20 năm tín dụng ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội đồng hành giúp hộ nghèo Quảng Bình

Đức Thịnh Thứ năm, ngày 29/09/2022 10:48 AM (GMT+7)
Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002 của Chính phủ.
Bình luận 0

Trong suốt 20 năm qua, nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Quảng Bình đã triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đã luôn đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần quan trọng trong việc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Gia đình chị Hồ Thị Rủi (người Vân Kiều ở thôn Hang Chuồn - Nà Lâm, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) trước đây thuộc diện hộ nghèo của xã. Gia đình chị được Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi để trồng rừng và chăn nuôi trâu. Trong 2 năm qua, dù dịch bệnh, gia đình chị vẫn sản xuất, chăn nuôi hiệu quả và có thu nhập ổn định. Chị vừa trả nợ, trả lãi và tham gia gửi tiết kiệm tại tổ. Đến nay gia đình chị Hồ Thị Rủi đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo của xã.

20 năm đồng hành giúp hộ nghèo xứ Quảng - Ảnh 1.

Nông dân xã biên giới Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vay vốn Ngân hàng CSXH đầu tư nuôi bò sinh sản. Ảnh: N.T

Cũng là điển hình sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi, anh Nguyễn Trường Giang (ở thôn 4 Thiết Sơn, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hoá) đã sử dụng số tiền 40 triệu đồng vốn vay Ngân hàng CSXH để đầu tư chăn nuôi gà. Anh Giang cho biết: Được cán bộ tín dụng ngân hàng phối hợp với Hội ND xã quan tâm hướng dẫn, mô hình chăn nuôi gà của anh phát triển thuận lợi, đồng vốn phát huy hiệu quả.

Nguồn thu từ chăn nuôi gà, anh Giang tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại để chăn nuôi lợn, trâu, bò, đào ao thả cá và trồng cây ăn quả. Anh Giang cho hay: "Với diện tích gần 1ha đất vườn đồi, trước đây, gia đình tôi trồng keo cho thu nhập chẳng được bao nhiêu. Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH nên tôi đã mạnh dạn chuyển hướng sang chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Mô hình đã bước đầu mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp gia đình khấm khá hơn".

Gia đình chị Hồ Thị Rủi, anh Nguyễn Trường Giang là 2 trong rất nhiều hộ nghèo được tiếp sức từ nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng CSXH.

Trong suốt 20 năm qua, nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Quảng Bình đã triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đã luôn đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần quan trọng trong việc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu (hộ nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn) với tổng dư nợ là 190.288 triệu đồng, trong 20 năm qua, Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Bình giải ngân 26 chương trình tín dụng chính sách với doanh số cho vay đạt 13.047 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 31/8/2022 đạt 4.233 tỷ đồng với 22 chương trình tín dụng và 80.085 khách hàng đang còn dư nợ, gấp 21,2 lần so với thời điểm nhận bàn giao. Bình quân mỗi năm tăng 202,1 tỷ đồng, dư nợ bình quân gần 53 triệu đồng/khách hàng.

20 năm qua, nguồn vốn của Ngân hàng CSXH đã cho vay với hơn 603.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ hơn 198.700 lượt hộ thoát nghèo; thu hút và tạo việc làm cho gần 62.000 lượt lao động.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình khẳng định, đối với địa phương còn nhiều khó khăn như Quảng Bình, nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội; giảm tỷ lệ hộ nghèo qua từng năm và trong từng giai đoạn, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đến cuối năm 2021 còn 6,52%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,38%.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem