Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thứ tư, ngày 11/11/2020 14:06 PM (GMT+7)
Mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Dự án Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao An Thái (xã An Thái, Phú Giáo, Bình Dương) đã và đang đem lại hiệu quả cao, góp phần đưa nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính.

Video: Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 1.

Tới Dự án Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao An Thái (xã An Thái, Phú Giáo, Bình Dương) vào những ngày này đã bắt gặp không khí hối hả, tấp lập của công nhân đang gấp rút chuẩn bị cho những chuyến hàng hoa, trong đó chú yếu là chuối đưa đi xuất khẩu. Ở mảnh đất được biết đến là "thủ phủ" của cây cao su này thì tới nay nhiều người đến sẽ thấy ngỡ ngàng với những cánh đồng bạt ngàn hoa quả, bạt ngàn chuối được trồng theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.

Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 2.

Theo tìm hiểu của Dân Việt, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái do công ty cổ phần Nông nghiệp U&I làm chủ đầu tư có diện tích 500 ha tại xã An Thái, huyện Phú Giáo, Bình Dương, được thành lập theo Quyết định số 3801/QĐ-UBND ngày 24/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Ngoài Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I còn một số đối tác liên kết khác.

Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 3.

Đại diện một đơn vị liên kết với Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I cho biết, hiện đơn vị này có một số nhãn hàng chính đối với sản phẩm chuối xuất khẩu gồm: Premium -Bnanas -sofia, Netsco, Kambo… Đơn vị này cho biết, hiện đang liên kết với Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I với tổng diện tích 80 ha, mỗi năm có sản lượng hàng nghìn tấn, xuất khẩu ổn định vào các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Trung Đông.

Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 4.

Toàn bộ các sản phẩm đều được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã vạch, xuất khẩu chính ngạch với giá ổn định từ 12.000 – 15.000 đồng/1kg. Để đảm bảo cho các tiêu chuẩn chuối xuất khẩu, các đơn vị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở đây ngoài thuê các công nhân, kỹ sư trong nước còn sử dụng cả các chuyên gia nước ngoài. Mặc dù chỉ là trồng chuối nhưng từ giống nhập khẩu đến các khâu kỹ thuật chăm sóc đều được các tính toán tỉ mỉ của các kỹ sư, chuyên gia nước ngoài, nhằm đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn Global GAP tại nông trường.

Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 5.

Từ khâu lựa chọn 12-14 nải, tùy vào độ khỏe của cây, lựa chọn cây con kế cận cho mùa tiếp theo cho đến quy trình chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, bảo quan…đều tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Trong vòng đời tăng trưởng của một cây, bộ phận kỹ thuật của nông trường định kỳ đo đạc độ pH, bổ sung đạm, kali, kiểm soát dịch bệnh…

Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 6.

Toàn bộ quy trình sản xuất chuối được khép kín, từ sản xuất, thu hái, chế biến, đóng gói… đều tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.

Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 7.

Một nhóm công nhân khoảng hơn 30 người thực hiện các quy trình tách nải theo đúng các định lượng 500gram hoặc giữ nguyên cả nải nếu như nải chuối đó đẹp. Tiếp đó, chuối được chuyển tới bể rửa sạch, hong khô bằng quạt gió, dán nhãn lên từng nải và đóng vào thùng lót xốp. Sau khi chuối được đóng thành thùng thì có công nhân bốc xếp đưa vào container lạnh vận chuyển bằng đường biển sau 1 - 2 tuần có mặt trên kệ hàng ở siêu thị của các nước bên “trời tây”.

Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 8.

Ông Ngô Văn Minh cũng là công nhân của Công ty TNHH Hoàn Mão phấn khởi cho biết: “Trong thời điểm dịch bệnh Covid vừa qua, hàng loạt bạn bè tôi đã bị chậm lượng, thậm chí mất việc làm. Tuy nhiên, những người trồng chuối như chúng tôi vẫn có việc làm ổn định và được trả lương đều đặn. Nhiều người còn có thêm thu nhập mỗi khi có đơn hàng xuất khẩu gấp phải tăng ca sản xuất”.

Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 9.

Đại diện Công ty TNHH Hoàn Mão cho biết thêm, với diện tích trông chuối tạiKhu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao An Thái là 80 ha, mỗi năm, đơn vị này cũng giải quyết việc làm ổn định cho 120 lao động địa phương với mức lương trung bình 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 10.

Một đơn vị khác cũng đang hợp tác sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao An Thái là Công ty Cổ phần TMXNK Kim Thủy cũng triển khai 40 ha trồng chuối xuất khẩu, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 60 lao động có thu nhập ổn định, trong đó chủ yếu là lao động tại địa phương.

Ông Phạm Quốc Liêm – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I cho biết: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái do công ty CP Nông nghiệp U&I làm chủ đầu tư, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2010 với chức năng và nhiệm vụ chính là nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất các mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả và chuyển giao cho các trang trại, nông hộ, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có nhu cầu và định hướng phát triển theo hướng công nghệ cao.

Hiện dự án đã thực nghiệm, sản xuất và chuyển giao nhân rộng các mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao như: Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt điều khiển bằng máy tính theo công nghệ của Israel, được Unifarm phát triển từ năm 2010 theo tiêu chuẩn Global Gap, là đơn vị trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trên quy mô thương mại đầu tiên tại Việt Nam. Sản phẩm hiện tiêu thụ tại các siêu thị lớn trong toàn quốc và xuất khẩu đi một số thị trường như Hong Kong, Singapore…

Mô hình trồng chuối: được Unifarm nghiên cứu, phát triển từ năm 2011, trồng theo công nghệ của Israel do các chuyên gia từ tập đoàn Dole (tập đoàn số 1 thế giới về chuối và các loại cây ăn trái) chuyển giao công nghệ. Mỗi năm Unifarm đón hàng trăm đoàn khách tham quan, học hỏi và chuyển giao công nghệ, kết hợp bao tiêu cho nhiều trang trại trong và ngoài tỉnh với diện tích dự án lên đến hàng ngàn ha. Sản phẩm được tiêu thụ tại các siêu thị lớn trong toàn quốc bằng thương hiệu Dole và Unifarm, đồng thời xuất khẩu sang các thị trường ngoài nước, bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông… Ngoài ra, khu còn thực nghiệm nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như: nhãn, bưởi, bơ… phục vụ cho thị trường trong nước và tiến tới xây dựng thị trường nước ngoài.

Kim ngạch xuất khẩu của khu đạt khoảng 4 triệu USD/năm (số liệu của năm 2019). Hiệu quả lớn nhất mà khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái làm được là tìm ra các mô hình trồng trọt hiệu quả để chuyển giao nhân rộng cho nhiều địa phương trong cả nước, như mô hình trồng dưa lưới và chuối. "Unifarm không chủ trương cho thuê đất, mà khuyến khích các doanh nghiệp cùng hợp tác đầu tư trồng trọt, chuyển giao công nghệ, liên kết hình thành chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Hiện chúng tôi có các đối tác cùng đầu tư có hiệu quả trong lĩnh vực này", đại diện Unifam cho biết.

Theo tìm hiểu của Dân Việt, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái do công ty cổ phần Nông nghiệp U&I làm chủ đầu tư có diện tích 500 ha tại xã An Thái, huyện Phú Giáo, Bình Dương, được thành lập theo Quyết định số 3801/QĐ-UBND ngày 24/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Ngoài Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I còn một số đối tác liên kết khác theo hình thức hợp đồng hợp tác nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận. Với mô hình hợp tác này, các bên hợp đồng có thể tận dụng kinh nghiệm, giá trị, lợi thế của nhau nhằm sử dụng quỹ đất hợp lý, mang lại hiệu quả tài chính, kinh tế cho các bên và đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế.

Thanh Xuân
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem