HNG chuyển nhượng công ty con thứ 3 cho Thadi
Nhịp đập thị trường 10/9
Phiên giao dịch 10/9 khép lại với sắc đỏ bao trùm toàn thị trường. Đóng cửa phiên, VN-Index giảm 3,86 điểm (0,4%) xuống 970,26 điểm; HNX-Index giảm 0,87% xuống 99,97 điểm và Upcom-Index giảm 0,61% xuống 56,15 điểm.
Trên sàn HOSE, độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 201 mã tăng và 107 mã giảm điểm. Dòng tiền trên sàn HOSE cũng phân hóa rõ rệt với hơn 1,600 tỷ đồng ở các mã giảm và hơn 1,000 tỷ đồng tập trung vào mã tăng điểm.
MSN, VCB vẫn duy trì sự nâng đỡ tốt đối với VN-Index đến tận cuối phiên. Tuy nhiên, bên giảm lại chiếm ưu thế hơn với sự tham gia của SAB, BVH, GAS và VHM.
HNX-Index vẫn duy trì sắc đỏ từ đầu cho đến cuối phiên, đóng cửa giảm gần 1 điểm, tại ngưỡng gần 100 điểm.
Đáng chú ý, phiên 10/09 là phiên có thanh khoản lớn nhất trong 9 phiên trở lại (tính từ 28/08). Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 4,800 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận hơn 1,200 tỷ đồng.
Về cuối phiên giao dịch, các cổ phiếu 'nóng' bao gồm cảng biển, bất động sản khu công nghiệp, 'họ' Viettel... đều lao dốc mạnh, trong đó, CAG giảm sàn (-9,9%) xuống 105.900 đồng/cp. TCW giảm 5,8%, SNZ giảm 12,7%, SIP giảm 8,6%, VTK giảm 10,9%.
Trong khi đó, diễn biến giao dịch ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng không khá hơn với việc sắc đỏ áp đảo hoàn toàn và điều này đẩy các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. ACV giảm 9,6%, BVH giảm 3,6%, HVN giảm 3,1%...
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng là một 'gánh nặng' cho thị trường chung. PVS giảm 4%, PVD giảm 3,9%, PVB giảm 3,4%...
Điểm tích cực nhất trong phiên hôm nay đến từ giao dịch của khối ngoại. Khối ngoại bán ròng từ đầu phiên sáng, và đến giữa phiên chiều, đã trở lại mua ròng nhẹ. Tổng giá trị mua của khối ngoại đạt hơn 369 tỷ đồng và tổng giá trị bán hơn 355 tỷ đồng
Trên HoSE, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị 58,14 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại vẫn bán ròng 1,73 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 53,88 tỷ đồng trong phiên hôm nay, chủ yếu thông qua giao dịch thỏa thuận NET với 53 tỷ đồng.
Trên Upcom, khối ngoại đã mua ròng khá tích cực với giá trị 18,69 tỷ đồng.
HAGL Agrico bán tiếp Cao su Trung Nguyên cho Thadi
HAGL Agrico bán tiếp Cao su Trung Nguyên cho Thadi
Tính đến 30/6, HAGL Agrico có 11 công ty con trực tiếp, 9 công ty con gián tiếp và 1 công ty liên kết.
Về Cao su Trung Nguyên, Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực trồng cây nông nghiệp và công nghiệp, là công ty con của HNG (HNG sở hữu 99.91% vốn điều lệ). Đây là công ty con thứ ba HNG chuyển nhượng cho Thadi kể từ đầu năm 2019 đến nay.
BCTC bán niên của HNG có ghi nhận khoản tiền người mua trả tiền trước ngắn hạn 4.337,5 tỷ đồng từ Thadi. Đây là khoản tiền ứng trước đối với khoản chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp trong nhóm Đông Pênh (Đông Pênh và công ty con – Daun Pênh), nhóm Cao su Đông Dương (Cao su Đông Dương và các công ty con – Bình Phước Kratie, Eastern Rubber), Sovann Vuthy và Cao su Trung Nguyên theo thỏa thuận mua bán cổ phần, phần vốn góp ngày 4/4 với tổng giá trị 7.627 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh HNG nửa đầu năm 2019
Nửa đầu năm, HNG báo lỗ 751 tỷ đồng, riêng hoạt động khác đóng góp khoản lỗ 140 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu bán trái cây của công ty giảm mạnh từ 1.002 tỷ về 583 tỷ đồng, doanh thu bán ớt giảm từ 429 tỷ về 39 tỷ đồng, doanh thu bán hàng hóa, hàng phụ phẩm, phế phẩm cũng giảm từ 273 tỷ về 37 tỷ đồng. Do vậy, tổng doanh thu thuần nửa đầu năm chỉ đạt 781 tỷ, giảm 58%. Tuy nhiên, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí khác duy trì ở mức cao.
Tính đến ngày 30/6/2019, Công ty ghi nhận tổng tài sản 30.861 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn 3.609 tỷ với 1.613 tỷ phải thu ngắn hạn, 1.851 tỷ hàng tồn; tài sản dài hạn 27.252 tỷ đồng. Nợ phải trả doanh nghiệp 21.267 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 14.405 tỷ (vay ngắn hạn 7.095 tỷ) và nợ dài hạn 6.812 tỷ đồng (vay dài hạn 5.124 tỷ đồng).
Sau kiểm toán HAGL Agrico ghi nhận lỗ ròng gần 752 tỷ đồng, khoản lỗ của cổ đông công ty mẹ là 744 tỷ đồng. So với trước soát xét, khoản lỗ ròng tăng hơn 14 tỷ đồng.