Công ty Cổ phần Thế Giới Số (Digiworld) được nhà đầu tư gọi là "sự trỗi dậy trong năm Covid-19" khi tài sản bất ngờ được "thổi phồng" nhờ giá cổ phiếu tăng 585%. Và cách làm "bỏ trứng nhiều giỏ" của ông trùm gốc Hà Tĩnh Đoàn Hồng Việt đã gặp may trong thời điểm dịch Covid-19.

{Hồ sơ doanh nhân}: “Hay không bằng may”, dịch Covid-19 “thổi phồng” tài sản Digiworld và bước ngoặt của CEO Đoàn Hồng Việt - Ảnh 1.

"Trỗi dậy trong năm Covid-19", là cụm từ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán dành cho DGW – cổ phiếu của Digiworld khi mã này trở thành "siêu" cổ phiếu với mức tăng 585% kể từ đầu năm 2020 – năm Covid đầu tiên đến nay.

Thị giá hiện tại lên tới 160.000 đồng/cp, 1 trong số những cổ phiếu hoi có thị giá lên tới 3 con số trên thị trường chứng khoán. Trước quý II/2020, thị giá của DGW chỉ lình xình dưới 30.000 đồng/cp.

[HỒ SƠ DOANH NGHIỆP]: CEO Đoàn Hồng Việt và hành trình xây dựng đế chế Digiworld - Ảnh 1.

 

Nhà đầu tư coi Digiworld là "hiện tượng năm Covid" còn bởi Digiworld lội ngược dòng ngoạn mục so với số đông, khi doanh thu lên tới trên 12.500 tỷ trong năm Covid-19 đầu tiên - "chưa từng có" trong lịch sử của doanh nghiệp, theo lời ông Đoàn Việt Hồng, Chủ tịch HĐQT Digiworld. 

Dịch Covid đã mang lại cho Digiworld cơ hội tăng trưởng tuyệt vời, thể hiện rõ nét trong báo cáo tài chính của Digiworld từ quý III/2020. 

Nhờ đó, doanh thu của Digiworld tăng trưởng 5 lần trong 10 năm qua. Từ năm 2015 – 2020, bình quân tăng trưởng doanh thu của Digiworld xấp xỉ 40% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng bình quân 31,5% - bỏ xa doanh nghiệp cùng ngành PET. 

Giai đoạn 2015 – 2020, doanh thu của PET chỉ tăng trưởng bình quân 5%, thậm chí lợi nhuận tăng trưởng âm bình quân 7%.

[HỒ SƠ DOANH NGHIỆP]: CEO Đoàn Hồng Việt và hành trình xây dựng đế chế Digiworld - Ảnh 2.

Tổng hợp báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. (Ảnh: LT)

{Hồ sơ doanh nhân}: “Hay không bằng may”, dịch Covid-19 “thổi phồng” tài sản Digiworld và bước ngoặt của CEO Đoàn Hồng Việt - Ảnh 4.

Cổ phiếu DGW nhanh chóng lọt vào Top 5 cổ phiếu có thị giá cao nhất trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), thành công đó, không thể không nhắc đến người sáng lập, CEO Đoàn Hồng Việt. 

[HỒ SƠ DOANH NGHIỆP]: CEO Đoàn Hồng Việt và hành trình xây dựng đế chế Digiworld - Ảnh 3.

Từ một người làm thuê, yêu công nghệ nhưng say mê kinh tế, và là những người trẻ đầu tiên chứng kiến sự hiện diện của Internet, cũng như sự bùng nổ các sản phẩm và dịch vụ xung quanh Internet, năm 1997 ông Đoàn Hồng Việt quyết định lập công ty riêng hoạt động kinh doanh chủ đạo là phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin. 

[HỒ SƠ DOANH NGHIỆP]: CEO Đoàn Hồng Việt và hành trình xây dựng đế chế Digiworld - Ảnh 4.

Các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: HP, Acer, Dell, Toshiba, Fujitu, Gateway, Samsung, Genius… đến Nokia, Xiaomi, và gần đây nhất Huawei, Apple đều được Digiworld phân phối. 

Với triết lý kinh doanh "bước chân vào những gì đang tăng trưởng" và chiến lược 3C: cơ sở - con người - cơ hội, ông Đoàn Hồng Việt đã giúp Digiworld vượt qua các sóng gió và phát triển ổn định. 

Được đánh giá là "vị thuyền trưởng" nhanh nhạy, thức thời ông Đoàn Hồng Việt đã "xoay chuyển" Digiworld thành công trước cú sốc đầu tiên mang tên"sự cố Nokia" năm 2014. 

Tại thời điểm đó, sau khi về tay chủ mới, Nokia đã bất ngờ thay đổi chiến lược, Digiworld bị mất hẳn 64% doanh số từ Nokia. 

Nhìn thấy rủi ro khi nguồn thu phụ thuộc quá lớn vào một thương hiệu lớn, đồng thời để bù đắp "khoảng trống" về doanh thu và lợi nhuận Nokia để lại cho Digiworld, ông Việt đã tìm kiếm mở rộng đối, tái cơ cấu nguồn thu của Digiworld.

[HỒ SƠ DOANH NGHIỆP]: CEO Đoàn Hồng Việt và hành trình xây dựng đế chế Digiworld - Ảnh 5.

Thay vì đặt hết vào tay các nhãn hàng điện thoại lớn, Digiworld lúc này "dám chơi canh bạc với các nhãn hiệu mới" để tránh phải lệ thuộc, theo cách nói của CEO Đoàn Hồng Việt. 

Điều cốt lõi được nhà phân phối này chia sẻ chính là tạo nên sự khác biệt cho chính mình trong xu thế mới của thị trường.

Nhờ đó, năm 2017, sau khi "kết duyên" với Xiaomi, Digiworld đã nhanh chóng "lấp" khoảng trống doanh thu và lợi nhuận Nokia bỏ lại. 

Quyết định "kết duyên" với Xiaomi đã tiếp sức đưa Digiworld lên một nấc thang mới – trở thành nhà phân phối chính thức cho Apple và Huawei trong nửa đầu năm 2020.

Khắc phục "sự cố Nokia", đến nay Digiwolrd đã vươn cánh tay tới 30 đối tác, để đa dạng nguồn thu, đặc biệt quyết định bắt tay với Xiaomi, Apple, Huawei. 

3 nhóm sản phẩm đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu danh thu gồm máy tính xách tay và máy tính bảng; điện thoại; nhóm ngành hàng thiết bị văn phòng bao gồm máy chủ, máy trạm, thiết bị kết nối thông minh IoTs, giải pháp mạng đến điện toán đám mây.

[HỒ SƠ DOANH NGHIỆP]: CEO Đoàn Hồng Việt và hành trình xây dựng đế chế Digiworld - Ảnh 6.

Tổng hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp. (Ảnh: LT)

Với ông Đoàn Hồng Việt, quan điểm quản trị doanh nghiệp bền vững quan trọng hơn các chiêu trò kinh doanh ngắn hạn. Trong kinh doanh đương nhiên phải có chiêu trò, nhưng nó chỉ là Tactics (chiến thuật). Chỉ dùng chiến thuật mà quản trị không vững thì doanh nghiệp khó đi xa.

Chính từ cách nghĩ, cách làm khác biệt của ông Đoàn Hồng Việt đã tạo nên một Digiworld tên tuổi. Nhưng, liệu cách nghĩ và cách làm khác biệt có giúp Digiworld "biến thách thức thành cơ hội" giống như thông điệp năm 2021 của CEO Đoàn Hồng Việt hay không khi đại dịch qua đi, thị trường phân phối, bán lẻ hàng công nghệ điện tử đang dần tiến tới bão hòa, trong khi khả năng đàm phán đối với nhà cung cấp và bán lẻ trong mảng hàng tiêu dùng của Digiworld còn hạn chế? Bởi những thành quả đột biến phản ánh trong kết quả kinh doanh từ quý III/2020 cho thấy câu nói "hay không bằng hên" của người xưa quả thật rất đúng với Digiworld. Đại dịch Covid đã buộc giới văn phòng Việt Nam phải làm việc tại nhà trong nhiều tháng liền, doanh nghiệp cũng phải thay đổi để thích ứng. 

Chính sự thay đổi này đã mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành bán lẻ máy tính xách tay và máy tính bảng, điện thoại thông minh và thiết bị văn phòng. Hai mảng máy tính và điện thoại hiện đang đóng góp hơn 83% thu nhập cho Digiworld. 

[HỒ SƠ DOANH NGHIỆP]: CEO Đoàn Hồng Việt và hành trình xây dựng đế chế Digiworld - Ảnh 7.


Thêm vào đó, dù Digiworld có kết quả kinh doanh tăng trưởng nhanh trong 4 quý trở lại đây, nhưng từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của của Digiworld vẫn ở mức cao, trung bình khoảng 1,76 lần. 

Ngoài ra, việc một loạt lãnh đạo cao cấp của Digiworld chuyển cổ phiếu sang công ty riêng, trong đó có ông Đoàn Hồng Việt chuyển hầu hết cổ phần của mình tại DGW sang cho Công ty TNHH Created Future quản lý có thể đe dọa tương lai Digiworld và đưa ông Việt vào "thế kẹp", khi Created Future có ngành nghề kinh doanh chính không khác ngành nghề kinh doanh chính của Digiworld. 

img
img
img
img
img

Một số sản phẩm Digiworld phân phối. (Nguồn: DGW)


Nội dung và trình bày: Huyền Anh

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem