Đầy ắp tiền, doanh thu tăng trưởng liên tục và biên lợi nhuận gộp chỉ có "trong mơ" là thành quả sau gần 20 năm hình thành phát triển VNG của "bang chủ" Lê Hồng Minh. Không dừng lại ở đó, từ VNG, ông Lê Hồng Minh đã giúp ngành Game Online thoát khỏi danh mục sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam.


Được thành lập vào năm 2004 bởi 5 anh chàng mê game với tên gọi là VinaGame, năm 2014, VNG được World Starup Report bình chọn là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam. 3 năm sau, kỳ lân VNG gây bất ngờ khi ký kết Bản ghi nhớ về niêm yết cổ phiếu trên Nasdaq, sàn chứng khoán lớn thứ hai thế giới.

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 2.

Năm 2019, từ thương vụ Temasek (Singapore) rót vốn vào kỳ lân này, giá của VNG lần đầu được hé mở. 2,2 tỷ USD! Và nay giá của VNG được cho là khoảng 3 tỷ USD.

4 mảng kinh doanh chính kỳ lân công nghệ này tập trung phát triển là trò chơi trực tuyến (Game online), nền tảng kết nối, thanh toán và dịch vụ đám mây... Dù vậy, game online vẫn là cỗ máy in tiền của VNG.

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 3.

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 4.

Thành lập năm 2004 nhưng người ta chỉ thực sự biết đến VNG từ năm 2005, khi công ty ký hợp đồng với Kingsoft để mang Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam, mở đường cho kỷ nguyên game nhập vai tại đây.

Chỉ trong 1 tháng, trò chơi này ngay lập tức tạo nên cơn sốt chưa từng có tại thị trường game trực tuyến Việt Nam. Có những lúc, Võ Lâm Truyền Kỳ đạt tới 300.000 người chơi truy cập trong cùng một thời điểm.

Với niềm đam mê game cùng sự nhạy bén của người trưởng thành từ lò luyện "cá mập" – VinaCapital, ông Lê Hồng Minh cùng các cộng sự VNG nhanh chóng chuyển hóa ngành game còn sơ khai của Việt Nam thành "mỏ vàng" bằng cách phân phối game ngoại, nội địa hóa game.

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 4.

Năm 2006, VNG đạt mức doanh thu 17 triệu USD, gấp 6 lần doanh thu năm 2005. Năm 2020, VNG đạt mức doanh thu 260 triệu USD. Đến cuối năm 2020, tổng tài sản của VNG đạt hơn 7.872 tỷ đồng, trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền hơn 4.500 tỷ đồng.

Đầy ắp tiền, doanh thu tăng trưởng liên tục và biên lợi nhuận gộp chỉ có "trong mơ" là thành quả sau gần 20 năm hình thành phát triển VNG, khai mở "mỏ vàng" Game Online của "bang chủ" Lê Hồng Minh. Chỉ tính riêng trong 10 năm trở lại đây, doanh thu thuần của VNG tăng trưởng bình quân khoảng 23,6%/năm, biên lợi nhuận gộp duy trì từ 41 - 60%. 

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 6.

Dù có biên lợi nhuận gộp "trong mơ" của nhiều doanh nghiệp, doanh thu tăng trưởng liên tục 6 năm, nhưng kết quả cuối cùng (Lợi nhuận trước thuế hợp nhất) của VNG lại thiếu ổn định và không tương xứng. 

Phải chăng dàn lãnh đạo của VNG mà đứng đầu là ông Lê Hồng Minh - chuyên gia tài chính từng làm việc cho Vina Capital không thể "sửa chữa" những yếu điểm đó?

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 7.

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 8.

Một phần của bức tranh lợi nhuận đã được Chủ tịch Lê Hồng Minh hé lộ. 

Đơn cử năm 2020, trả lời cổ đông về kế hoạch kinh doanh năm 2020 thể hiện lợi nhuận âm 246 tỷ đồng khi trình Đại hội đồng cổ đông, lãnh đạo VNG cho biết: VNG tập trung đầu tư cho nhiều sản phẩm chiến lược dài hạn trong đó có ZaloPay, song vẫn đảm bảo quyền lợi cho cổ đông. 

Con số âm 246 tỷ đồng chỉ là ghi nhận theo nguyên tắc kế toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất. 

Thực tế, lợi nhuận dự kiến cho các cổ đông VNG là 299 tỷ đồng. 

Kết thúc năm 2020, báo cáo tài chính VNG cho thấy, VNG đạt 383 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, sụt giảm mạnh so với năm 2019.

Điều này đồng nghĩa, cản trở đà tăng trưởng lợi nhuận của VNG nằm trong sự chủ động của người đứng đầu khi "biết lỗ" nhưng vẫn đầu tư. Đầu tư càng lớn, lỗ càng nặng.

Có 8 công ty con trực tiếp, nhưng trên 76% tổng vốn đầu tư được ông chủ VNG rót vào Zion - đơn vị sở hữu ví điện tử ZaloPay đến cuối tháng 6/2021, tăng 761% trong 10 năm.

Chưa kể, 946 tỷ đồng dự phòng vì Zion liên tục thua lỗ. Chỉ tính từ 2016 – 2020, Zion đã lỗ tới 1.226 tỷ đồng.

Cỗ "máy đốt tiền" khác mà ông Lê Hồng Minh rót vốn là thương mại điện tử.

Đầu tư vào đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử Tiki từ năm 2016, liên tục rót thêm vốn, lỗ lũy kế mà VNG phải gánh đã "bào mòn" toàn bộ giá trị khoản đầu tư.

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 7.

Xét về khía cạnh kinh doanh, tài chính sẽ rất khó thuyết phục các ông chủ của VNG rót tiền vào các đơn vị "lỗ chồng lỗ" này. 

Tuy nhiên, khi một công ty có quá nhiều tiền (chiếm trên 37% tổng tài sản kể từ 2012 đến nay), không vay nợ, thì đây là lĩnh vực để người ta có thể "đẩy tiền ra ngoài" nhằm tránh thuế bao gồm thuế thu nhập và thuế đánh vào sản phẩm, như với trường hợp của VNG có thể là thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm game online.

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 8.

Ngoài ra, các khoản đầu tư của VNG vào sản phẩm công nghệ còn giúp VNG có thêm các kênh quảng cáo/phân phối sản phẩm nhanh đến người dùng. 

Hơn thế nữa, việc đầu tư vào sản phẩm công nghệ giúp VNG hoàn thành sứ mệnh của mình trong vai trò người tiên phong phát triển ngành công nghiệp nội dung số, ngành Việt Nam đang chú trọng.

Còn nhớ trong các kỳ họp Quốc hội trước, nghị trường đã rất nóng với đề tài đưa game online vào đối tượng đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. 

Sau nhiều ý kiến thảo luận, Quốc hội quyết định chưa bổ sung mặt hàng kinh doanh game online vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 

Một trong những lý do chính được đưa ra, vì dịch vụ game online là một loại hình dịch vụ trong ngành công nghiệp nội dung số được Nhà nước khuyến khích và ưu đãi phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, có nhiều lý do thuyết phục hơn để đưa Game Online vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi mà thế giới đã có quốc gia đánh thuế vào game online, tăng các biện pháp quản lý như siết thời gian chơi game, tạm ngừng cấp giấy phép phát hành trò chơi điện tử vô thời hạn…Và, dự địa tài khóa của Việt Nam đang thu hẹp dần do ảnh hưởng của dịch Covid -19.

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 9.

Trụ sở VNG. (Ảnh: VNG)

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 12.

Tháng 7/2017, CTCP Zion gia nhập Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Năm 2018, báo cáo VNG cho biết, ZaloPay đạt mốc trên 1 triệu giao dịch/tháng, có 250.000 tài khoản hoạt động/tháng, giá trị giao dịch trên 300 tỷ đồng/tháng, tăng 10 lần so với năm 2017. 

Tháng 4/2018, cơ quan quản lý chấm dứt việc cho phép dùng thẻ cào thanh toán trực tuyến đối với tất cả các nhà phân phối game online tại Việt Nam sau sự kiện "rúng động" về đường dây đánh bạc nghìn tỷ Phan Sào Nam. 

VNG phải đóng kênh nạp tiền qua thẻ cào điện thoại, mảng kinh doanh game online của VNG bị ảnh hưởng. Zalo Pay là một thay thế hoàn hảo. Nhờ vậy, doanh thu game online sụt giảm trong năm 2018 nhưng nhanh chóng được bù đắp và lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2019.

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 13.

ZaloPay – Quân bài chiến lược của Lê Hồng Minh. (Ảnh: VNG)

Không chỉ là mảnh ghép quan trọng để xây dựng một hệ sinh thái bền vững cho VNG, đây còn là quân bài "chiến lược" kể từ năm 2018, khi ông chủ của kỳ lân này nhìn thấy cơ hội và tiềm năng phát triển của thanh toán di động. 100 triệu người dùng Zalo, không chỉ ở Việt Nam và tệp khách hàng mảng game là lợi thế mà ZaloPay có được.

Khát vọng mà Chủ tịch Lê Hồng Minh đặt ra cho VNG, năm 2023 sẽ đạt 320 triệu người dùng toàn cầu, 32 triệu người dùng cho các sản phẩm mới (payment, AI), và 320 ngàn khách hàng doanh nghiệp.

Nhấn mạnh rằng, đây là những con số "điên rồ", song ông Lê Hồng Minh cho rằng, VNG sẽ cố gắng hết sức và tập trung các nguồn lực để hướng tới những cột mốc này, dù VNG hoàn toàn có thể không chạm được tới các con số "điên rồ" đó. Nhưng đạt được (hay không) sẽ không phải là điều quan trọng nhất. Phải chăng mọi con đường dẫn đến phát triển bền vững ngành Game Online mới là điều quan trọng nhất? 

Hồ sơ doanh nhân: Ông chủ VNG Lê Hồng Minh – Từ “mỏ vàng” Game Online đến chiêu thức “tránh thuế” sản phẩm - Ảnh 14.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem