“Hóa giải” điểm yếu của chăn nuôi đại gia súc: Cải tạo và nâng cao chất lượng giống

Nguyễn Quỳnh Thứ sáu, ngày 05/10/2018 05:30 AM (GMT+7)
Sớm có chính sách hỗ trợ để chuyển từ chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung; tăng cường công tác cải tạo và nâng cao chất lượng con giống... là đề nghị của nhiều đại biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp “Giải pháp chăn nuôi đại gia súc theo chuỗi an toàn thực phẩm vùng trung du miền núi phía Bắc”.
Bình luận 0

Diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức ngày 4.10.

Thách thức chuyển đổi mô hình chăn nuôi

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có lợi thế đất đai rộng, có nhiều đồng cỏ tự nhiên, là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ước tính đến tháng 8.2018, toàn vùng có tổng đàn bò chiếm 17,5%, đàn trâu chiếm gần 57%, đàn dê 35% và đàn ngựa chiếm 88,6% tổng đàn của cả nước. Tổng sản lượng thịt đạt hơn 500.000 tấn/năm.

img

Các đại biểu tham quan mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo năm 2017, tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: N.Q

Bà Hạ Thúy Hạnh cho biết, việc ứng dụng thụ tinh nhân tạo là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đàn gia súc. Sử dụng kỹ thuật vỗ béo trong chăn nuôi gia súc cũng đang mang lại hiệu quả cao, công nghệ chuyển giao đơn giản, dễ thực hiện, rút ngắn thời gian nuôi.

Đáng chú ý là những năm gần đây, chăn nuôi theo mô hình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAPH) phát triển mạnh ở tất cả các đối tượng vật nuôi, đặc biệt đã xuất hiện mô hình chăn nuôi theo chuỗi. Đây là tín hiệu cho thấy ý thức của người nông dân về chăn nuôi tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đã được nâng cao. Điểm nhấn của ngành chăn nuôi hiện nay là xuất hiện làn sóng đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến - vốn là điểm yếu của ngành lâu nay.

Phát biểu tại diễn đàn, bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, tại nhiều địa phương, chăn nuôi đại gia súc đã và đang mang lại thu nhập cao cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn. Chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất, kỹ thuật; ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ về giống, thức ăn, công tác thú y được quan tâm nên chất lượng đàn vật nuôi được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, theo bà Hạnh, phát triển chăn nuôi gia súc ở khu vực vùng trung du miền núi phía Bắc vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Sản xuất quy mô nhỏ lẻ, phân tán, khó áp dụng công nghệ cao nên năng suất thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn. Vì vậy, cần sớm chuyển đổi phương thức chăn nuôi, có các giải pháp đồng bộ về giống, thức ăn và vệ sinh thú ý cũng như nâng cao trình độ cho các hộ chăn nuôi.

Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật

Tại diễn đàn, Ban cố vấn đã nhận được và trả lời hơn 30 câu hỏi của các hộ chăn nuôi đại gia súc. Các câu hỏi tập trung vào các vấn đề liên quan đến giống gia súc mới, kỹ thuật chăn nuôi, các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh, một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ...

img

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, với mục tiêu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, đổi mới quy trình công nghệ nhằm chuyển từ nuôi bò quảng canh, tận dụng, phân tán sang thâm canh tạo hàng hoá tăng năng suất và chất lượng, tăng thu nhập cho nông dân, đơn vị đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) và vỗ béo bò thịt để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các vùng chăn nuôi chính”.

Dự án được triển khai tại các tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển chăn nuôi bò, có quỹ đất lớn để trồng cỏ, dồi dào nguồn thức ăn sẵn có và quy mô đàn bò lớn như Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Yên Bái...

Bà Hạ Thúy Hạnh cho biết, việc ứng dụng TTNT là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đàn gia súc. Sử dụng kỹ thuật vỗ béo trong chăn nuôi gia súc cũng đang mang lại hiệu quả cao, công nghệ chuyển giao đơn giản, dễ thực hiện, rút ngắn thời gian nuôi. Dự án đã giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập ít nhất 10 - 15% so với phương thức truyền thống.

Thực tế cho thấy, dù đã có sự phát triển vượt bậc nhưng chăn nuôi gia súc ở vùng trung du, miền núi phía Bắc vẫn chủ yếu là chăn nuôi quảng canh, nhỏ lẻ, tỷ lệ trâu, bò, dê thả rông còn cao. Do đó, tại diễn đàn hôm qua, các đại biểu cho rằng ngành nông nghiệp cần sớm có chính sách hỗ trợ để bà con chuyển từng bước từ chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo quy hoạch, sản xuất hàng hóa và có kiểm soát; tăng cường công tác cải tạo và nâng cao chất lượng con giống thông qua bình tuyển và chọn lọc.

Cùng với đó, có chính sách hỗ trợ mở rộng diện tích đồng cỏ; kiểm soát chặt chẽ việc dùng vaccine phòng một số bệnh chính và giữ gìn vệ sinh môi trường...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem