Học nghề bác sỹ chữa bệnh cho tôm, cá, vừa ra trường đã có ngay 40 doanh nghiệp săn đón

P.V Chủ nhật, ngày 18/04/2021 09:01 AM (GMT+7)
Sự bùng nổ của các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản khiến nhu cầu nhân lực ngành bệnh học thủy sản phục vụ quản lý các mô hình nuôi, sức khỏe động vật thủy sản ngày càng lớn.
Bình luận 0
Học nghề bác sỹ chữa bệnh cho tôm, cá, vừa ra trường đã có ngay 40 doanh nghiệp săn đón - Ảnh 1.

Thông tin tuyển sinh của ngành Bệnh học thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

 Giới thiệu chung về ngành Bệnh học thủy sản

Thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam khi giá trị xuất khẩu đạt gần 9 tỷ USD/năm, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu nông sản. 

Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 685 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1,69 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản cũng đang thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn tham gia đầu tư, với những công nghệ hiện đại, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong khi đó, việc thâm canh hóa các mô hình nuôi và biến đổi khí hậu khiến vấn đề dịch bệnh thủy sản ngày càng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. 

Chính vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về Bệnh học thủy sản để phục vụ quản lý các mô hình nuôi, sức khỏe động vật thủy sản ngày càng lớn.

Học nghề bác sỹ chữa bệnh cho tôm, cá, vừa ra trường đã có ngay 40 doanh nghiệp săn đón - Ảnh 2.

Một giờ thực hành của sinh viên ngành Bệnh học thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Bệnh học thủy sản trang bị cho sinh viên khả năng quản lý sức khỏe động vật thủy sản, chẩn đoán và xét nghiệm bệnh, kỹ năng phòng và trị bệnh động vật thủy sản, quản lý và vận hành phòng thí nghiệm bệnh thủy sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản và tham gia ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thuốc, hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Sinh viên ngành Bệnh học thủy sản được trang bị kiến thức tổng quát về động vật thủy sản; quản lý môi trường và bệnh thủy sản, chẩn đoán, điều trị bệnh động vật thủy sản; thuốc và dược lý học thủy sản, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến thủy sản; kỹ thuật vận hành các công trình và trang thiết bị trong trang trại thủy sản; dinh dưỡng thức ăn cho tôm và cá…

Sinh viên có cơ hội tham gia thực hành thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giống, thương phẩm, thuốc, chế phẩm và các trang thiết bị liên quan. 

Đặc biệt, sinh viên được chú trọng nâng cao kỹ năng tiếng Anh, tăng cường kỹ năng mềm cần thiết về giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tổ chức công việc và quản lý thời gian.

Học ngành Bệnh học thủy sản, cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Theo các chuyên gia, với sự bùng nổ của nhiều doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Bệnh học thủy sản rất lớn.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Bệnh học thủy sản có thể làm việc tại các vị trí sau:

Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…

Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

– Nhân viên trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, thuốc thủy sản như: Công ty UV Việt Nam, Công ty VMC Việt Nam, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Tập đoàn Việt Úc, Công ty Cargill, Tập đoàn Mavin, Công ty Greenfeed, Tập đoàn Xuyên Việt,…

Làm chủ doanh nghiệp về kinh doanh, tư vấn và quản lý bệnh thủy sản, thức ăn thủy sản, thuốc và vật tư thú y thủy sản.

Ngành Bệnh học thủy sản tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học nghề bác sỹ chữa bệnh cho tôm, cá, vừa ra trường đã có ngay 40 doanh nghiệp săn đón - Ảnh 3.

Một tiết thực hành của sinh viên ngành Bệnh học thủy sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những cơ sở đào tạo ngành Bệnh học thủy sản và có liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để giảng dạy cho sát nhu cầu của đơn vị.

Theo học ngành Bệnh học thủy sản tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sinh viên được học tập trong môi trường năng động với các thiết bị tiên tiến, hiện đại phục vụ công tác đào tạo, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh thủy sản, một trung tâm nghiên cứu thực nghiệm thuốc và chế phẩm cùng diện tích lớn ao hồ để sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Học nghề bác sỹ chữa bệnh cho tôm, cá, vừa ra trường đã có ngay 40 doanh nghiệp săn đón - Ảnh 4.

Giảng viên, sinh viên tham gia hội thảo quốc tế về bệnh thủy sản

Hàng năm, có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất thuốc, chế phẩm vi sinh, thức ăn thủy sản; doanh nghiệp sản xuất giống và nuôi thủy sản…. đến tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành Bệnh học thủy sản.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp trao học bổng và trả lương sinh viên ngay trong quá trình thực tập nghề nghiệp. 

Nhiều doanh nghiệp nhận sinh viên vào làm việc ngay khi tốt nghiệp mà không cần qua quá trình thử việc với mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt. 

Thu nhập của sinh viên mới ra trường là khoảng 15-20 triệu đồng/tháng. Nhiều cựu sinh viên tốt nghiệp sau 5-6 năm đã có mức thu nhập 40-50 triệu đồng/tháng.

Nếu bạn yêu thích ngành Bệnh học thủy sản, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

Mã trường

Mã nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức tuyển sinh

HVN

HVN24

A00: Toán, Vật lí, Hóa học

B00: Toán, Hóa học, Sinh học

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh

– Tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện;

– Xét học bạ lớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm;

– Xét điểm thi THPT quốc gia năm 2021: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tin liên hệ: Điện thoại: 024.6261.7578, 024.6261.7520, 0961.926.639, 0961.926.939

Website: https://www.vnua.edu.vn/. Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem