Khánh Hòa: Hướng dẫn nông dân áp dụng công nghệ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn điện tử

Công Tâm Thứ hai, ngày 25/04/2022 16:10 PM (GMT+7)
Các đại biểu đều cho rằng, cần hỗ trợ cho bà con nông dân đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa trong việc tư duy sản xuất và ứng dụng công nghệ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn điện tử.
Bình luận 0

Ngày 25/4, Hội Nông dân tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2025.

Tại hội nghị ký kết đã thông qua dự thảo chương trình phối hợp công tác giữa Ban Dân tộc và Hội Nông dân tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, dự thảo Kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa Ban Dân tộc và Hội Nông dân tỉnh năm 2022.

Cần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của bà con đồng bào dân tộc Khánh Hòa - Ảnh 1.

Hội Nông dân tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2025. Ảnh: Công Tâm

Ông Lê Quốc Toàn - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp (Hội ND khánh Hòa) cho biết, thời gian vừa qua đơn vị đã phối hợp tổ chức tập huấn, đào tạo nhiều chương trình cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế. 

Ông Lê Quốc Toàn đề nghị, các cấp cần hỗ trợ cho bà con nông dân đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa trong việc tư duy sản xuất và ứng dụng các công nghệ mới thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn, thu nhập sẽ ổn định hơn so với cách làm truyền thống. Đặc biệt, trình độ và nhận thức của người dân đồng bào dân tộc hiện nay rất nhạy bén, chính vì đó phải dần dần hướng dẫn bà con đưa sản phẩm nông nghiệp như: Bưởi da xanh Khánh Vĩnh, sầu riêng Khánh Sơn, xoài Cam Lâm,... lên sàn điện tử.

Cần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của bà con đồng bào dân tộc Khánh Hòa - Ảnh 2.

Mô hình trồng bưởi da xanh của người dân huyện miền núi Khánh Vĩnh. Ảnh: Công Tâm

Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa cho biết, cần vận động các hội viên, nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. Đồng thời, định hướng cho nông dân đẩy mạnh phát triển các làng nghề, mô hình du lịch phù hợp với thực tế.

Bà Hà Hồng Hạnh - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa nhấn mạnh, cần đầu tư và tìm mô hình cụ thể để triển khai nhân rộng cho các hội viên, nông dân trên địa bàn học tập. Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai bên. 

Theo chương trình ký kết gồm các nội dung như: Phối hợp công tác trong tham mưu xây dựng các chính sách dân tộc, tuyên truyền, vận động nông dân các dân tộc thiểu số, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,...


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem