Hội Nông dân Quảng Nam, giúp nông dân định vị sản phẩm địa phương trong du lịch xanh

Trương Hồng - Minh Tâm Thứ ba, ngày 21/06/2022 11:19 AM (GMT+7)
"Các chủ thể tham gia chương trình OCOP ngày càng mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất mới; chất lượng sản phẩm dần được nâng cao. Đặc biệt, công tác củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP được thực hiện, số việc làm được tạo ra nhiều hơn; doanh thu, lợi nhuận mang lại nhiều hơn...".
Bình luận 0

Đó là nhấn mạnh của ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tại Hội nghị "Định vị sản phẩm địa phương trong du lịch xanh". 

Hội nghị "Định vị sản phẩm địa phương trong du lịch xanh" do Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tổ chức nhằm hỗ trợ hướng dẫn cho hội viên nông dân, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, tổ hợp tác là các chủ thể sản xuất xây dựng, triển khai phương án sản xuất kinh doanh; các quy định về bao bì, ghi nhãn mác hàng hoá; bảo vệ môi trường trong sản xuất và an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt xây dựng thương hiệu đáp ứng yêu cầu sản phẩm cho phục vụ du lịch.

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng các hoạt động ngày Hội Khởi nghiệp sáng tạo - Chuyển đổi số - sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Nam lần thứ Ba - TechFest Quang Nam 2022, với chủ đề "Đổi mới sáng tạo - chuyển đổi số - du lịch xanh nâng tầm sản phẩm xứ Quảng do tỉnh Quảng Nam khởi xướng.

Hội Nông dân Quảng Nam: Giúp nông dân định vị sản phẩm địa phương trong du lịch xanh - Ảnh 1.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tham quan, động viên các sản phẩm OCOP của nông dân trên địa bàn tỉnh (Ảnh: T.H)

Ông Nguyễn Út - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam cho biết: "Thông qua sự kiện quan trọng này sẽ hỗ trợ cán bộ Hội Nông dân các cấp có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân của nhà nước và đặc biệt hơn nữa là giúp nông dân có tinh thần khởi nghiệp, có ý tưởng đổi mới sáng tạo tiếp cận các hồ sơ, thủ tục mạnh dạn đăng ký tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP), nhằm đưa sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Quảng Nam vươn xa hơn".

Hội Nông dân Quảng Nam: Giúp nông dân định vị sản phẩm địa phương trong du lịch xanh - Ảnh 2.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại hội nghị (Ảnh: T.H)

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển thành phần kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân theo hướng cộng đồng (các Tổ hợp tác, các HTX, Doanh nghiệp vừa và nhỏ) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

Thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; hạn chế nông dân di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển xã hội khu vực nông thôn bền vững.

Hội Nông dân Quảng Nam: Giúp nông dân định vị sản phẩm địa phương trong du lịch xanh - Ảnh 3.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường thăm gian hàng của Công ty TNHH Hồng Phúc với sản phẩm trầm hương của địa phương Quảng Nam (Ảnh: T.H)

"Triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay đã có 268 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của hội viên nông dân và nhân dân, sức lan tỏa của chương trình ngày càng lớn, thể hiện qua việc sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP năm sau luôn cao hơn năm trước.

Có 186 chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng. Có 50 hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được củng cố, kiện toàn khi tham gia chương trình OCOP", ông Bửu nhấn mạnh.

Hội Nông dân Quảng Nam: Giúp nông dân định vị sản phẩm địa phương trong du lịch xanh - Ảnh 4.

Hội Nông dân Quảng Nam giúp nông dân định vị sản phẩm địa phương trong du lịch xanh (Ảnh: T.H)

Cũng theo ông Hồ Quang Bửu, các chủ thể tham gia chương trình OCOP ngày càng mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất mới, tiên tiến phục vụ sản xuất; chất lượng sản phẩm dần được nâng cao; trong đó, khâu an toàn, vệ sinh thực phẩm được chú trọng; mẫu mã, bao bì, nhãn mác được cải tiến đáp ứng yêu cầu cho phục vụ du lịch; việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại được quan tâm…

Hội Nông dân Quảng Nam: Giúp nông dân định vị sản phẩm địa phương trong du lịch xanh - Ảnh 5.

Sản phẩm sâm Ngọc Linh quý giá của Quảng Nam (Ảnh: T.H)

"Đặc biệt, công tác củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP được thực hiện, số việc làm được tạo ra nhiều hơn; doanh thu, lợi nhuận bình quân của chủ thể được gia tăng hơn so với trước khi tham gia chương trình.

Cái quan trọng nhất đó là kỹ năng tuyên truyền, nâng cao năng lực quản lý điều hành cho cán bộ Hội Nông dân các cấp được nâng lên; trên cơ sở đó đã hỗ trợ các chủ thể xây dựng, triển khai dự án sản xuất kinh doanh đạt được những kết quả đáng kể…", ông Bửu chia sẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem