Hơn 2,5 triệu tỷ tiền gửi "trong tay" 3 ngân hàng quốc doanh, ngân hàng cổ phần chay đua lãi suất

Lê Thúy Thứ hai, ngày 19/11/2018 12:00 PM (GMT+7)
Lãi suất huy động của một số ngân hàng tiếp tục tăng lên 0,1 - 0,2% tùy kỳ hạn trong thời gian gần đây. Ngoài công cụ lãi suất, có ngân hàng còn triển khai chương trình khuyến mại cộng tới 0,5% lãi suất cho người gửi tiền. Điều này đã khiến cho cuộc đua lãi suất ngày càng trở nên sôi động.
Bình luận 0

Ba ông lớn ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, Vietinbank, BIDV ôm 2,55 triệu tỷ đồng tiền gửi, chiếm một nửa lượng tiền gửi toàn hệ thống. Điều này khiến các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để tăng hút tiền gửi từ dân cư và doanh nghiệp. 

NHTM cổ phần “đua” tăng lãi suất

Theo đó, biểu lãi suất mới nhất được Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank công bố đầu tháng 11 tiếp tục tăng lên với mức khoảng 0,1% so với mức lãi suất huy động của tháng 10.

Cụ thể, lãi suất tiền gửi tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân tại các kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng với lãi suất dao động từ 5,1%-7,3%/năm. Trong đó, mức lãi suất cao nhất của VPBank tăng từ 7,2%/năm (trong tháng 10) lên 7,3%/năm áp dụng đối với các khoản tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên và có kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng.

img 

Tại OCB, từ ngày 10.11, ngân hàng này cũng thay đổi biểu lãi suất theo hướng tăng 0,1 - 0,2% mỗi năm tại một số kỳ hạn. Hiện lãi suất tiền gửi cao nhất của ngân hàng là 7,7% áp cho kỳ hạn 36 tháng.

Với những khoản tiết kiệm trên 1 tỷ đồng, lãi suất huy động sẽ tăng 0,1%/năm so với biểu lãi suất ngân hàng này đang niêm yết.

Trước đó, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã thay đổi biểu lãi suất huy động theo hướng tăng nhẹ. Hiện lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 - 2 tháng là 4,8%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng là 5% mỗi năm, 6 - 11 tháng 6% một năm.

Ở các ngân hàng khác lãi suất duy trì khá cao, đặc biệt là nhóm ngân hàng nhỏ. Các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng đang được họ huy động từ 5,2-5,5%/năm còn kỳ hạn dài cao nhất hiện là hơn 8%/năm. Đáng chú ý hầu hết đều phân chia theo hạn mức tiền gửi, càng gửi nhiều tiền thì lãi suất càng tốt hơn và nếu là khách hàng ưu tiên (VIP) thì còn tiếp tục được cộng thêm nữa.

Là 1 trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lượng tiền gửi sụt giảm sụt giảm tới 140 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017, TPbank cũng bắt đầu nhập cuộc tăng lãi suất kể từ 31.10 vừa qua.

Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 3 tháng tại TPbank hiện tại 5,5%/năm. Kỳ hạn 6 tháng giao động trong khoảng 6,3 – 6,5%/năm (đối với gửi tiết kiệm online).

img

Kỳ hạn 12 tháng lãi suất 8,1%/năm và 8,5%/năm là lãi suất dành cho kỳ hạn 24 tháng, đây cũng là biểu lãi suất cao nhất trong khối NHTM cổ phần đang được niêm yết

Không chỉ lãi suất huy động từ dân cư tăng, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cũng tiếp tục có xu hướng tăng. Cụ thể, lãi suất trung bình các loại kỳ hạn tăng với biên độ 0,126% - 0,24%. Trong đó, lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm tăng 0,24% đạt mức 4,796% một năm. Lãi suất trung bình kỳ hạn một tuần tăng 0,21%, lên mức 4,816% một năm. Lãi suất trung bình kỳ hạn 2 tuần tăng 0,126%, đạt mức 4,836% mỗi năm.

BIDV đứng đầu hệ thống “hút” tiền trong dân

Trong nhóm bigfour ngân hàng thương mại Nhà nước, lãi suất của BIDV đang ở mức hấp dẫn hơn cả khi huy động kỳ hạn 1-6 tháng là 4,5-5%/năm; 6 tháng ở mức 5,5% và 12 tháng trở lên là 6,8-6,9%/năm. Mức lãi suất này của BIDV cũng cao hơn 0,1 đến 0,3 điểm % so với của Vietcombank.

Tuy nhiên, thay vì tăng lãi suất ông lớn Vietcombank lại triển khai chương trình khuyến mại để thu hút tiền gửi của khách hàng từ ngày 15.11.2018 đến hết ngày 15.1.2019, tổng trị giá giải thưởng của chương trình lên tới 11 tỷ đồng.

Tại Agribank, lãi suất tối đa của khách hàng cá nhân hiện tại duy trì mwucs 6,8%/năm

Xét về mặt bằng chung, lãi suất khối ngân hàng thương mại nhà nước không có nhiều biến động so với khối ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên, nếu xét về cơ cấu tiền gửi tại hệ thống ngân hàng, lượng tiền gửi tại khối NHTM nhà nước đang chiếm tỷ trọng lớn

img

Cơ cấu tiền gửi trong 9 tháng đầu năm

Thống kê tại 28 ngân hàng đến cuối tháng 9.2018, lượng tiền gửi của khách hàng đã lên tới 5,495 triệu tỷ đồng, tăng 488 nghìn tỷ tương đương với 9,76% so với đầu năm

Trong đó, 3 ngân hàng có quy mô tiền gửi lớn nhất hiện nay là BIDV với 93.527 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 10,9%. Tính bình quân mỗi ngày huy động được 346 tỷ đồng/ngày, khoảng hơn 10.000 tỷ đồng/tháng.

Tiếp đến là Vietcombank và Vietinbank với mức tăng trưởng lần lượt 9,7% và 9,2%, bình quân mỗi ngày Vietinbank huy động thêm được 270 tỷ đồng và Vietcombank huy động thêm được 223 tỷ đồng, đưa mức tổng dư nợ tiền gửi khách hàng của hai ngân hàng này lên tương ứng lần lượt là 825.749 tỷ đồng và 773.406 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ tính riêng 3 "ông lớn" ngân hàng TMCP nhà nước, lượng tiền gửi của khách hàng đã lên tới hơn 2,55 triệu tỷ đồng.

Con số tiền gửi tại 3 nhà băng này lớn tới mức chiếm đến 46% tổng tiền gửi của 28 ngân hàng được thống kê. Trên toàn hệ thống, tỷ lệ này ước tính ở vào khoảng 30-35%. Phải cộng tất cả lượng tiền gửi của 15 ngân hàng tư nhân lớn nhất lại mới 3 "ông lớn" nói trên. Ngân hàng cổ phần tư nhân có lượng tiền gửi lớn nhất hiện nay là SCB với hơn 372 nghìn tỷ cũng chỉ bằng 39% so với BIDV.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem