Huawei bắt tay với đối thủ để tìm đường sống trước lệnh trừng phạt của Mỹ

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 10/12/2022 17:37 PM (GMT+7)
Huawei cấp bằng sáng chế 5G cho đối thủ, khi các lệnh trừng phạt của Mỹ buộc gã khổng lồ Trung Quốc này phải tìm kiếm nguồn doanh thu mới.
Bình luận 0

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei cho biết hôm 9/12 rằng, họ sẽ cấp phép công nghệ 5G của mình cho đối thủ là nhà sản xuất thiết bị cầm tay Oppo, vì có vẻ như nó sẽ giúp mở ra một nguồn doanh thu mới, sau khi mảng kinh doanh điện thoại thông minh của họ bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Huawei và Oppo, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ tư trên thế giới, đã ký một "thỏa thuận cấp phép chéo bằng sáng chế toàn cầu, bao gồm các bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn di động, có luôn cả 5G".

5G có thể là chìa khóa cho cam kết "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" và cũng là tham vọng trở thành nước dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc vào năm 2030. Ảnh: @AFP.

5G có thể là chìa khóa cho cam kết "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" và cũng là tham vọng trở thành nước dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc vào năm 2030. Ảnh: @AFP.

Vốn dĩ, Huawei có một danh mục đầu tư đồ sộ với hơn 100.000 bằng sáng chế trên toàn cầu. Đây là một trong những chủ sở hữu bằng sáng chế hàng đầu về công nghệ 5G, Internet di động cực nhanh thế hệ tiếp theo được coi là chìa khóa để củng cố các ngành công nghiệp trong tương lai như trí tuệ nhân tạo và ô tô tự lái.

Khi một thế hệ công nghệ di động mới đang được phát triển, cái gọi là tiêu chuẩn toàn cầu cần phải được tạo ra. Đây là các giao thức, thông số kỹ thuật và thiết kế cho phép khả năng tương tác giữa các mạng 5G trên toàn cầu và cho phép điện thoại thông minh giao tiếp với các mạng đó.

Các đối tác trong ngành được giao nhiệm vụ tạo ra những thứ này và các công ty như Huawei sẽ đóng góp vào việc tạo ra chúng. Các công ty này nghĩ ra các công nghệ mà sau đó họ được cấp bằng sáng chế. Các bằng sáng chế rất quan trọng đối với các tiêu chuẩn của 4G hoặc 5G, và nó sẽ được coi là "bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn"(SEP).

Trước đây, Huawei đã không tích cực kiếm tiền từ các bằng sáng chế này so với một số đối thủ của mình như Nokia và Ericsson. Tuy nhiên, vào năm 2019, Hoa Kỳ đã sử dụng một số biện pháp bao gồm danh sách đen xuất khẩu để loại Huawei khỏi các chất bán dẫn quan trọng mà họ cần cho điện thoại thông minh và một số sản phẩm khác. Tác động khác của việc đó là cắt đứt Huawei khỏi hệ điều hành Android của Google. Đó không phải là vấn đề lớn ở Trung Quốc, nơi các dịch vụ của Google như Gmail và tìm kiếm bị chặn. Nhưng tại các thị trường quốc tế, đó là chìa khóa cho sự phát triển của Huawei khi người tiêu dùng đã quen với các dịch vụ này.

Tất cả điều này đã đè bẹp mảng kinh doanh điện thoại thông minh của công ty từng là số một thế giới vào thời điểm đó. Năm ngoái, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc cho biết họ sẽ bắt đầu bán công nghệ của mình cho các công ty khác thông qua bằng sáng chế.

Trước đó, công ty đã tuyên bố rằng họ dự kiến sẽ kiếm được doanh thu từ 1,2 tỷ USD đến 1,3 tỷ USD từ việc cấp phép tài sản trí tuệ của mình trong khoảng thời gian từ 2019 đến 2021. Huawei cho biết họ đã đạt được kỳ vọng về doanh thu tài sản trí tuệ cho năm 2021, nhưng không cung cấp con số cụ thể.

5G đã trở thành một phần gây tranh cãi trong cuộc chiến công nghệ rộng lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc. Cả hai quốc gia đều xem nó như một công nghệ quan trọng. Ảnh: @AFP.

5G đã trở thành một phần gây tranh cãi trong cuộc chiến công nghệ rộng lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc. Cả hai quốc gia đều xem nó như một công nghệ quan trọng. Ảnh: @AFP.

Công nghệ 5G-thế hệ tiếp theo của Internet di động có thể cho phép mọi người tải xuống phim chỉ trong vài giây. Và nó có thể dẫn đến trải nghiệm internet di động tuyệt vời. Tuy nhiên, 5G không chỉ là Internet di động tốc độ cao. Nó cũng được quảng cáo là một công nghệ có thể hỗ trợ thế hệ cơ sở hạ tầng tiếp theo, từ hàng tỷ thiết bị kết nối internet dự kiến sẽ xuất hiện trực tuyến trong vài năm tới, cho đến các thành phố thông minh và ô tô không người lái.

5G có thể là chìa khóa cho cam kết "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" và cũng là tham vọng trở thành nước dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc vào năm 2030. Internet di động yêu cầu "các tiêu chuẩn" có thể được thống nhất trên toàn cầu để các công ty sản xuất thiết bị viễn thông, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ di động, có thể triển khai công nghệ trên toàn thế giới. 

Nhưng cuộc đua thực sự đã diễn ra khi các công ty thiết bị như ZTE và Huawei và các công ty châu Âu như Nokiavà Ericsson tranh nhau thống lĩnh để dẫn đầu trong 5G. Các nhà sản xuất chip của Mỹ như Qualcommvà Intel cũng tham gia với tư cách như các nhà mạng khác. Và đó là một phần nguyên nhân của cuộc chiến thương mại, theo Declan Ganley, Giám đốc điều hành của công ty truyền thông Rivada Networks.

Ganley nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng: "Vấn đề là ai sẽ xác định và kiểm soát mô hình, kiến trúc và chương trình 5G, và tại sao điều đó lại quan trọng bởi vì 5G là đại dương xanh thẳm của lĩnh vực mạng".

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei cho biết hôm 9/12 rằng, họ sẽ cấp phép công nghệ 5G của mình cho đối thủ là nhà sản xuất thiết bị cầm tay Oppo, vì có vẻ như nó sẽ giúp mở ra một nguồn doanh thu mới, sau khi mảng kinh doanh điện thoại thông minh của họ bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei cho biết hôm 9/12 rằng, họ sẽ cấp phép công nghệ 5G của mình cho đối thủ là nhà sản xuất thiết bị cầm tay Oppo, vì có vẻ như nó sẽ giúp mở ra một nguồn doanh thu mới, sau khi mảng kinh doanh điện thoại thông minh của họ bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ảnh: @AFP.

5G đã trở thành một phần gây tranh cãi trong cuộc chiến công nghệ rộng lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc. Cả hai quốc gia đều xem nó như một công nghệ quan trọng. Nhưng Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại rằng Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia và đã gây áp lực buộc các quốc gia khác cấm công ty Trung Quốc tham gia cơ sở hạ tầng 5G của họ. Ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng nhận ra mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra trong lĩnh vực công nghệ này. Ngoại trưởng Anh Boris Johnson phát biểu tại một sự kiện rằng, các hãng công nghệ Trung Quốc có thể vượt Mỹ.

"Người Trung Quốc sắp thắng. Họ đã có 5G. Họ đã tìm ra một cách. Mọi người sẽ nhận được những thứ trên Gizmos của họ thông qua hệ thống của Trung Quốc chứ không phải hệ thống của Mỹ", Johnson nói, theo báo The Guardian.

Với bối cảnh này, không có gì ngạc nhiên khi một số công ty viễn thông và di động lớn của Trung Quốc bị chỉ trích trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Các giám đốc tình báo Hoa Kỳ đã cảnh báo người Mỹ không nên mua điện thoại thông minh do Huawei sản xuất vì chúng có thể bị chính phủ Trung Quốc theo dõi. ZTE bị cấm sử dụng sản phẩm linh kiện do Mỹ sản xuất. Và chính phủ Hoa Kỳ đã có động thái ngăn chặn China Mobile cung cấp dịch vụ cho thị trường Hoa Kỳ, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Đáp lại, Huawei đã nhiều lần phủ nhận rằng 5G đại diện cho một mối đe dọa an ninh quốc gia.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem