Kế hoạch 'thống trị' Biển Bắc của Nga bất ngờ gặp khó vì nguyên nhân này

Lê Phương (Express) Thứ năm, ngày 30/06/2022 19:12 PM (GMT+7)
Kế hoạch kiểm soát các tuyến vận tải biển phía bắc của Tổng thống Nga Vladimir Putin, bao gồm cả Biển Bắc, đang gặp phải khó khăn không nhỏ.
Bình luận 0
Kế hoạch 'thống trị' Biển Bắc của Nga bất ngờ gặp khó vì nguyên nhân này - Ảnh 1.

Băng tan khiến vị thế của Nga ở Biển Bắc dần 'lung lay'. Ảnh: Getty

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự tan chảy của băng ở vùng Bắc Cực do hành tinh nóng lên. Mới đây, một nghiên cứu tiết lộ tình trạng này có khả năng suy yếu quyền kiểm soát của Nga đối với các tuyến đường vận chuyển phổ biến. Khi các vùng băng bao phủ ở Bắc Cực tan đi, các tuyến đường biển mới có thể mở ra, từ đó phá vỡ Tuyến đường Biển Phương Bắc do Nga kiểm soát.

Danil Bochkov, một chuyên gia Nga-Trung-Âu đã chia sẻ nghiên cứu này, ông viết trên Twitter: "Băng biển tan nhanh đang mở ra các tuyến vận chuyển bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nga gần Bắc Cực. Dự đoán vào năm 2065, quyền kiểm soát của Nga đối với thương mại sẽ yếu đi, theo nghiên cứu từ Đại học Brown ở Mỹ".

Phần lớn Tuyến đường Biển Phương Bắc, một đầu nằm ở Biển Bắc nối Anh và Na Uy, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga.

Amanda Lynch, tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Brown bày tỏ lo ngại: "Trên thực tế, băng tan ở Bắc Cực là một tin xấu. Tuy nhiên bên cạnh đó, những tuyến đường mới sẽ mở ra và chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về các tác động pháp lý, môi trường và địa chính trị".

Theo Charles Norchi, đồng tác giả của nghiên cứu và là giám đốc Trung tâm Luật Biển và Bờ biển tại Maine Law, những thay đổi này đối với các tuyến vận tải biển có thể có tác động rất lớn đến thương mại thế giới và chính trị toàn cầu.

Kể từ năm 1982, các quốc gia giáp biển Bắc Cực đã được tăng cường thẩm quyền về các tuyến vận tải biển chính, theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển. Điều 234 của công ước nêu rõ rằng theo quy định "phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm biển do tàu thuyền", các quốc gia có đường bờ biển là các tuyến vận tải biển gần Bắc Cực có thể điều tiết giao thông hàng hải của tuyến, miễn là khu vực này vẫn còn bị bao phủ bởi băng trong phần lớn thời gian của năm.

Theo Giáo sư Nori, Nga đã khai thác Điều 234 vì lợi ích kinh tế và chính trị của riêng mình trong nhiều thập kỷ. Ví dụ, một luật của Nga quy định rằng tất cả các tàu đi qua Tuyến đường biển phía Bắc phải do người Nga lái. Bên cạnh đó, các tàu đi qua cũng phải trả phí và thông báo trước nếu có kế hoạch sử dụng tuyến.

Do đó, các công ty vận tải biển lớn thường chọn các tuyến thay thế như kênh đào Suez và Panama, các tuyến này dài hơn nhưng thường là lựa chọn rẻ hơn.

Giáo sư Nori lưu ý khi băng tan, Nga "sẽ bị thách thức bởi cộng đồng quốc tế vì Điều 234 sẽ không còn hiệu lực do không có khu vực băng bao phủ trong hầu hết năm".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem