Cuộc sống mưu sinh ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 1.

Trên bãi đất hoang giữa sông Hồng thiếu thốn trăm bề, vẫn có 6 hộ dân với gần 10 nhân khẩu bám trụ ở đây suốt hơn 20 năm qua.

Khu vực này nằm dưới chân cầu Nhật Tân, trên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa. Nhìn từ trên cao, nơi đây ngút ngàn màu xanh của cánh đồng ngô, xen kẽ là luống đậu, luống cà, rau màu tươi tốt.

Cuộc sống của những cư dân tách biệt hoàn toàn với nhịp sống sôi động ở nội thành. Để di chuyển tơi đây, phải đi bằng thuyền.

Cuộc sống cô lập ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 1.

Toàn cảnh "hòn đảo" ở chân cầu Nhật Tân. Ảnh: Google Maps.

img
img

"Hòn đảo" nằm dưới chân cầu Nhật Tân, dài gần 3 km, rộng gần 1 km, chỉ có khoảng 10 người ở với 6 nóc nhà.

Cuộc sống cô lập ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 3.

Khoảng 30 năm trước, một làng ở tỉnh Vĩnh Phúc đã di cư đến đây. Nhưng sau khi xây cầu Nhật Tân, họ bỏ về dần khiến nơi này vắng vẻ trở lại. Trong một thời gian dài, nơi này gần như không được nhắc đến.

Cuộc sống mưu sinh ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 5.

Con đường dẫn vào làng nhỏ hẹp, 2 bên đường là những hàng ngô. Giữa vùng đất hoang vu lấp ló những túp lều dựng tạm, tưởng như chỉ cần một cơn gió mạnh là có thể hất tung tất cả.

Cuộc sống mưu sinh ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 6.

Lối đi vào nhà bà Lợi 2 bên là những hàng ngô được trồng thẳng tắp.

Vừa bước chân lên đảo, người chúng tôi gặp đầu tiên là vợ chồng ông bà Đỗ Văn Long và Nguyễn Thị Lợi, quê Vĩnh Phúc. Năm 1999, 2 vợ chồng quyết định xuống khu đất bồi này để lập nghiệp.

Năm 1999, bà Nguyễn Thị Lợi cùng nhiều người trong làng tại vùng quê Vĩnh Phúc di cư đến “hòn đảo” nằm sát cầu Nhật Tân để mưu sinh bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt. Nhưng kể từ khi cây cầu Nhật Tân được xây lên, họ cứ dần dần bỏ về, bỏ nghề khiến bãi bồi này lại trở thành “đảo hoang” chỉ có vài người bám trụ, giờ còn có 6 nóc nhà với hơn 10 người ở. Hàng ngày vẫn có người qua đây câu cá, hoặc các nhóm bạn rủ nhau qua cắm trại.

Bà Lợi chia sẻ: "Tôi và chồng xuống đây được hơn 20 năm. Công việc hàng ngày là phát cỏ, hái rau bí, trồng chuối và ngô. Ở đây đất phù sa nên trồng gì cũng dễ. Mỗi ngày bán hàng chục kg rau bí cho các nhà hàng trong nội thành, tất cả đều sạch và không biết đến phun thuốc là gì".

Cuộc sống cô lập ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 4.

“Ở đây thiếu điện và nước sạch, để thuận tiện cho việc sinh hoạt buổi tối vợ chồng tôi dùng bình ắc quy để có điện chiếu sáng, nước sạch để ăn uống hàng ngày thì được chở từ đất liền ra, căn nhà này được xây dựng từ những phế thải bỏ đi", bà Lợi chia sẻ.

img
img
img

Trong căn nhà gỗ lụp xụp được dựng lên từ đủ thứ đồ gom nhặt, gia tài của vợ chồng ông Long bà Lợi, chỉ là 2 chiếc giường, 1 chiếc quạt. Dù có máy phát nhưng cũng phải lúc cần lắm, 2 vợ chồng mới dám bật để tiết kiệm.

Hàng ngày bà Lợi cùng chồng, tiến hành thu hoạch và trồng chuối, bẻ ngô để mang qua đất liền bán. Vừa hạ những buồng chuối xuống đất, bà Lợi đã thoăn thoắt phân ra thành những nải chuối nhỏ theo đơn đặt hàng rồi lại vội vã tước sắp xếp lại. Trung bình mỗi ngày, 2 vợ chồng bà Lợi cung ứng cho quán ăn, nhà hàng trong nội thành Hà Nội khoảng gần 100 kg rau bí, chuối và gà sạch. Ngày nhiều thì lên tới 150-200 kg với giá 30.000 đồng/kg.

“Cũng nhờ những luống rau bí và chuối này mà vợ chồng tôi nuôi được con cái ăn học đàng hoàng, xây nhà xây cửa tại quê. Nhưng đổi lại mình phải chấp nhận xa nhà, xa con...", ông Long chia sẻ.

Cuộc sống cô lập ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 10.

"Đất bãi bồi thì nhiều phù sa, màu mỡ lắm trồng rau gì cây gì cũng tươi tốt, chẳng cần phun thuốc, dùng chất kích thích gì, nhất là cái giống rau bí lấy ngọn và trái. Giờ kiếm đâu một nơi đất rộng đất tốt như thế nữa nên khổ thì khổ tôi cũng cố bám trụ”, bà Lợi tâm sự.

img
img

Chính nhờ sự màu mỡ của vùng đất này đã giúp người dân ở đây có vụ mùa thu hoạch tốt hơn.

Cạnh nhà vợ chồng bà Lợi, còn có một cặp gia đình cũng xuống bãi bồi từ những năm 1999. Đấy là cặp vợ chồng ông bà Lê Thị Thúy và chồng Đỗ Văn Tiến. Vợ chồng ông Tiến và vợ chồng ông bà Lợi là người cùng làng. Những ngày đầu chân ướt chân ráo ra bãi bồi sông Hồng, 2 gia đình đã nương tựa vào nhau cùng vượt qua khó khăn. Rồi sau một thời gian, những gia đình khác vì nhiều lý do nên đã bỏ đi xứ khác làm ăn.

Cuộc sống mưu sinh ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 11.

Vợ chồng ông bà Thúy cũng xuống đây từ những năm 1999, từ đó họ đã xem đây là quê hương thứ 2 của mình và bán trụ đến bây giờ.

img
img
img

Vợ chồng ông Tiến tâm sự: “Ngoài này cuộc sống yên bình hơn kèm theo đó là không khí trong lành, ai cũng bảo ra ngoài này vất vả khó khăn, còn tôi chỉ thấy thoải mái. Hết nhặt rau, chăm gà thì lại đi câu cá, cuộc sống thảnh thơi lắm".

Cuộc sống cô lập ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 13.

Ruộng ngô, bí của xanh tốt của người dân nơi đây nhờ đất phù sa của sông Hồng.

Nằm biệt lặp giữa sông Hồng, vì thế bạn bè hay người thân cũng ít có cơ hội gặp mặt và hỏi thăm, chính vì thế mà những chú chó là người bạn thân thiết của các cặp vợ chồng này.

Mỗi nhà chỉ có 1-2 người nhưng có đến 5-6 con chó để trông đất và cho vui cửa, vui nhà. Những chú chó rất quấn quýt với chủ nhưng có phần hung dữ khi người lạ tiến đến nhà.

img
img
img

"Sống trên đảo loanh quanh ở nhà mỗi 2 vợ chồng đôi khi cũng buồn, các nhà thì lại ở xa nhau không tiện qua lại, nên hàng ngày chỉ biết chơi và cho đàn chó ăn. Chỉ có cách đó mới làm cho chúng tôi vơi đi nỗi buồn khi sống trên đảo", bà Thúy chia sẻ.

Cuộc sống mưu sinh ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 15.

Những chú chó đã trở thành những người bạn không thể thiếu của người dân sống trên hòn đảo này.

Cuộc sống mưu sinh ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 17.

Nhiều năm qua, thứ duy nhất để kết nối cư dân trên đảo với thế giới bên ngoài chính là những chuyến đò dập dềnh trên sông. Và chính trên dòng sông đấy, có người phụ nữ đã gần 20 năm làm công việc chở người và hàng hóa từ đảo vào đất liền và ngược lại.

Người phụ nữ lái đò đấy là bà Nguyễn Thị Quý, 67 tuổi, người quê gốc Thái Bình, bà Quý về sống và làm nghề lái đò tại đây từ năm 1994. "Gần 30 năm qua không biết bao nhiêu chuyến đò ngang dọc qua về, trước đây khi cư dân còn ở đông, việc chuyển hàng hóa liên tục, nhưng sau đó mọi người cũng di tản đi nơi khác, khách chủ yếu là những người qua câu cá hoặc các bạn trẻ đi cắm trại".

Cuộc sống cô lập ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 14.

Người phụ nữ với bóng dáng nhỏ nhắn này đã gắn bó với con thuyền và dòng sông nơi đây gần 30 năm.

img
img
img

Bà Quý tâm sư: "Gần 30 năm qua, ngoài việc lái đò tôi đã tình nguyện cứu và vớt người bị chết đuối hay gặp sự cố trên khúc sông này. Nhiều lần được người thân nạn nhân nhờ đi tìm xác, tôi lại bỏ việc nhà đi giúp họ".

Cuộc sống cô lập ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 16.

Sau những lần vớt xác, người phụ nữ này lại tiếp tục mưu sinh với nghề chèo thuyền chở khách.

Cuộc sống mưu sinh ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 21.

Sự thiếu vắng con người giữ cho hòn đảo những khung cảnh hoang sơ hiếm có. Từng đàn bò, đàn ngựa, vịt trời và dê núi cứ thản nhiên xuất hiện giữa đường rồi lại lẩn vào bụi cỏ. Nhưng những hình ảnh ấy sẽ dẫn lui vào quá khứ.

Trong những năm gần đây, các khu vui chơi cắm trại đã được đầu tư. Các dự án nông nghiệp như trồng rau sạch và nuôi lợn cũng được tiến hành.

Cuộc sống cô lập ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 17.

Nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư xây dựng các trang trại, khu nghĩ dưỡng trên hòn đảo này.

img
img
img

Các công viên hoa, sân golf, dự án trồng rau sạch được đầu tư nơi đây với hy vọng là sẽ làm thay đổi hòn đảo này trong vài năm tới.

Cuộc sống cô lập ở “đảo hoang” trên sông Hồng - Ảnh 19.

VIẾT NIỆM
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem