Khó khăn do thiếu nguồn cung từ Nga, Đức bất ngờ được Ukraine mời chào mua khí đốt

Lê Phương (RT) Chủ nhật, ngày 21/08/2022 06:06 AM (GMT+7)
Hôm 19/8, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba lên án việc Đức phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Cùng trong ngày, nhà điều hành vận chuyển khí đốt GTS của Ukraine đã đề xuất giải pháp cho Berlin.
Bình luận 0
Khó khăn do thiếu nguồn cung từ Nga, Đức bất ngờ được Ukraine mời chào mua khí đốt - Ảnh 1.

Đức gặp khó do thiếu nguồn cung khí đốt từ Nga. Ảnh: AP

Thông tin được đưa ra sau khi một quan chức cấp cao của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag) kêu gọi mở đường ống Nord Stream 2 và Gazprom thông báo với Liên minh châu Âu (EU) rằng Nord Stream 1 sẽ ngừng hoạt động để bảo trì vào cuối tháng 8.

"Một số chính trị gia Đức đã kêu gọi khởi động Nord Stream 2 trong một thời gian ngắn sau đó đóng lại, điều này là hoàn toàn phi lý", Kuleba đã tweet hôm 19/8, bằng tiếng Anh. "Cũng giống như chứng nghiện ma túy vậy, khi một người nói 'Chỉ một lần cuối cùng!' Họ không nhận ra hậu quả tàn khốc của mỗi 'lần cuối cùng'. Phụ thuộc vào khí đốt của Nga sẽ khiến nhiều người rơi vào cảnh khốn đốn!"

Ông Kuleba không nêu bất kỳ cái tên nào. 

Trước đó, một chính trị gia nổi tiếng của Đức đã kêu gọi mở Nord Stream 2. Wolfgang Kubicki, phó chủ tịch Bundestag thuộc Đảng Dân chủ Tự do (FDP), cho biết hôm 19/8 rằng nước này nên sử dụng đường ống mới để lấp đầy kho khí đốt ít nhất là cho mùa đông.

"Không có lý do chính đáng nào để không mở Nord Stream 2", Kubicki nói với đài truyền hình RND. "Động thái này sẽ giúp mọi người không bị chết rét vào mùa đông, và ngành công nghiệp của chúng tôi sẽ không bị thiệt hại nghiêm trọng".

Tháng trước, một số thị trưởng của các thị trấn trên đảo Ruegen của Đức đã viết thư cho Berlin yêu cầu xem xét lại chính sách năng lượng và đề xuất sử dụng Nord Stream 2.

Đức phải đối mặt với nhiều tin xấu hơn vào 19/8, khi Gazprom gửi thông báo rằng Nord Stream 1, đường ống hiện đang cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Đức dưới biển Baltic, sẽ ngừng hoạt động để bảo trì bắt buộc vào cuối tháng. Quá trình sửa chữa dự kiến sẽ mất ba ngày.

Trong khi Bộ Ngoại giao Ukraine chỉ trích Đức, thì nhà điều hành vận chuyển khí đốt GTS của nước này đã đề nghị một phương án thay thế. Trong một tuyên bố vào chiều 19/8, công ty cho biết họ "có thể bù đắp cho việc thiếu hụt năng lượng bằng những cách khác, cụ thể là sử dụng các hành lang trung chuyển qua Ukraine và Ba Lan".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem