Không giảm 50% thuế GTGT cho người tiêu dùng, gây khó cho doanh nghiệp

Quang Dân Thứ hai, ngày 01/01/1900 00:00 AM (GMT+7)
Nhiều chuyên gia nhận định, một sản phẩm, dịch vụ hàng hoá, khách hàng phải trả 10% thuế suất, nếu giảm 5% sẽ có tác dụng kéo giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm theo. Từ đó, có thể kích cầu mua sắm nội địa, giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, hồi phục và phát triển trở lại sau dịch.
Bình luận 0

Mới đây, trên cơ sở ý kiến của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, và các hiệp hội ngành, nghề, doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH&ĐT) đã hoàn thiện Dự thảo nghị quyết về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trình Thủ tướng.

Đáng chú ý, tại Dự thảo nghị quyết này, Bộ KH&ĐT không đưa đề xuất, kiến nghị giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và Các hiệp hội DN nêu ra.

Giải thích cho vấn đề này, Bộ KH&ĐT cho rằng, khi lấy ý kiến, Bộ Tài chính đánh giá thuế GTGT là thuế gián thu - người tiêu dùng phải trả thuế, chứ không phải doanh nghiệp.

“Đối với doanh nghiệp, toàn bộ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế phải nộp, nên không ảnh hưởng đến chi phí”, Bộ Tài chính nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, vẫn theo Bộ Tài chính, đề xuất hoàn thuế GTGT trong năm 2020 cho một số ngành nghề bị ảnh hưởng như hàng không, du lịch cũng không phù hợp với quy định của luật Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt…

img

Người tiêu dùng sẽ không được giảm 50% thuế giá trị gia tăng

Trao đổi với Dân Việt về vấn đề này, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, khi giảm thuế GTGT xuống 5% thì giá sản thành sản phẩm cũng giảm xuống, điều này sẽ kích thích phần nào đó tiêu dùng trong người dân.

"Trong bối cảnh, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, người dân không có thu nhập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mua của người tiêu dùng. Điều này, sẽ kìm hãm sự lưu thông, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền, các loại ngành, không có lợi cho quá trình phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19", ông Doanh cho hay.

Thạc sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Chủ nhiệm CLB Đại lý thuế TP HCM đánh giá, việc giảm 50% thuế suất của thuế GTGT sẽ giúp DN dễ dàng hơn trong khâu tiêu thụ hàng hóa nội địa, giảm thiểu thiệt hại khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp thời gian gần đây.

Nhiều chuyên gia nhận định, một sản phẩm, dịch vụ hàng hoá, khách hàng phải trả 10% thuế suất, nếu giảm 5% sẽ có tác dụng kéo giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm theo. Từ đó, có thể kích cầu mua sắm nội địa, giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, hồi phục và phát triển trở lại sau dịch.

Việc này đặc biệt có ý nghĩa khi mà người tiêu dùng đang bị giảm thu nhập, thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, và nhất là trong bối cảnh xuất khẩu hàng hoá gặp khó khăn do Việt Nam đang phải đóng cửa biên giới.

Trước đó, góp ý cho dự thảo Nghị quyết "Về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19", nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) giữ được dòng vốn duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động trước khi kiệt quệ, đổ vỡ.

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) cho rằng doanh nghiệp hiện nay đang rất cần vốn lưu động để duy trì sản xuất, kinh doanh.

"Việc phải đóng 10% thuế giá trị gia tăng (GTGT) và phải đợi đến cuối năm mới được hoàn trả sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời cũng khó để thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng" - Ban IV nêu ý kiến.

Do đó, Ban IV và các hiệp hội DN kiến nghị giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem