Không thể chuyển giao thương hiệu cà phê Việt cho nước ngoài

Thứ tư, ngày 18/04/2012 11:25 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Nếu là một thương hiệu cà phê nổi tiếng, gắn liền với địa danh của địa phương, bản thân chủ doanh nghiệp cần xử lý cho hợp tình, hợp lý để bảo vệ thương hiệu cho đất nước.
Bình luận 0

Chiều 17.4, trao đổi với NTNN, một lãnh đạo của Cục Sở hữu trí tuệ (đề nghị giấu tên) cho biết: “Đối với thương hiệu gắn liền với địa danh nổi tiếng (như Đức Lập- Đăk Mil), thì không thể chuyển giao cho nước ngoài được, vì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không lường trước được. Nếu là một thương hiệu cà phê nổi tiếng, gắn liền với địa danh của địa phương, bản thân chủ doanh nghiệp cần xử lý cho hợp tình, hợp lý để bảo vệ thương hiệu cho đất nước”.

Theo ông này, trước năm 2005, khi đăng ký thương hiệu mà cùng tên với địa danh của địa phương, doanh nghiệp cần phải xin phép chính quyền địa phương đó. Tuy nhiên, sau 2005, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi lại quy định doanh nghiệp được phép đăng ký tên thương hiệu, cùng tên địa danh nhưng không đại diện cho đặc sản của địa phương đó. Ở trường hợp của thương hiệu cà phê Đức Lập lại đăng ký trước năm 2005, nên có thể đã được sự đồng ý của UBND tỉnh Đăk Nông.

img
 

Luật sư Hoàng Ngọc – Văn phòng Luật sư Nhiệt Tâm và cộng sự đánh giá: “Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2009, doanh nghiệp được quyền mua, bán thương hiệu mà không cần phải xin phép. Tuy nhiên, đối với một số thương hiệu như Buôn Ma Thuột lại thuộc về nhãn hiệu tập thể, thậm chí còn cao hơn cả nhãn hiệu tập thể là chỉ dẫn xuất xứ thì không được phép bán. Trường hợp thương hiệu cà phê Đức Lập tôi chưa có đủ thông tin, nhưng nếu đó là nhãn hiệu tập thể hoặc là chỉ dẫn xuất xứ thì không được phép bán”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem