Kiếm hiệp Kim Dung: Vì sao Chu Bá Thông coi thường Giáng Long Thập Bát Chưởng?

Anh Văn Thứ sáu, ngày 15/01/2021 20:00 PM (GMT+7)
Trong kiếm hiệp Kim Dung, mọi người trong võ lâm đều ngưỡng mộ uy lực của Giáng Long Thập Bát Chưởng. Vậy tại sao duy chỉ có Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông lại xem thường môn võ công này?
Bình luận 0
Kiếm hiệp Kim Dung: Vì sao Chu Bá Thông coi thường Giáng Long Thập Bát Chưởng?

Kiếm hiệp Kim Dung: Vì sao Chu Bá Thông coi thường Giáng Long Thập Bát Chưởng?


Kiếm hiệp Kim Dung: Vì sao Chu Bá Thông coi thường Giáng Long Thập Bát Chưởng? - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Kiều Phong trên phim.

Giáng Long Thập Bát Chưởng là bộ chưởng pháp chí cương, chí dương được lưu truyền giữa các đời bang chủ Cái Bang, do bang chủ đời thứ nhất của Cái Bang tên Hồng Tứ Hải sáng tạo ra với tên Dịch Kinh Hàng Long Chưởng gồm 28 chiêu. Sau này được Tiêu Phong trong Thiên Long Bát Bộ giản hóa, rút gọn xuống 18 chiêu thức và sửa tên là Giáng Long Thập Bát Chưởng.

Kiếm hiệp Kim Dung: Vì sao Chu Bá Thông coi thường Giáng Long Thập Bát Chưởng? - Ảnh 3.

Hình ảnh nhân vật Hồng Thất Công trên phim.

Từ Thiên Long Bát Bộ cho đến Xạ Điêu Tam Bộ Khúc, Giáng Long Thập Bát Chưởng luôn được xem là độc bá giang hồ, độc bộ võ lâm. Ba người nổi tiếng nhất gắn liến với bộ chưởng pháp này đều là anh hùng cái thế đương thời, gồm Kiều Phong trong Thiên Long Bát Bộ, Hồng Thất Công và Quách Tĩnh trong Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Hiệp Lữ (đều thuộc Xạ Điêu Tam Bộ Khúc).

Kiếm hiệp Kim Dung: Vì sao Chu Bá Thông coi thường Giáng Long Thập Bát Chưởng? - Ảnh 4.

Hình ảnh nhân vật Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông trên phim.

Lão Ngoan Đồng từng đánh giá Giáng Long Thập Bát Chưởng chỉ là môn võ công lợi hại nhưng không thuộc hàng tuyệt đỉnh võ học.

Lão Ngoan Đồng cho rằng Giáng Long Thập Bát Chưởng có giới hạn nhất định. Như bang chủ Cái Bang Hồng Thất Công đã luyện bộ chưởng pháp này tới cảnh giới cao nhất và võ công không thể thăng tiến được nữa. Ngược lại, theo lời Lão Ngoan Đồng, võ công của phái Toàn Chân như thuyền trôi giữa đại dương, dù luyện như nào cũng không có đích đến.

Nếu đem Giáng Long thập Bát Chưởng so sánh với Tiên Thiên Công của phái Toàn Chân thì quả là một trời một vực.

Kiếm hiệp Kim Dung: Vì sao Chu Bá Thông coi thường Giáng Long Thập Bát Chưởng? - Ảnh 5.

Hình ảnh nhân vật Hoàng Dung và Quách Tĩnh trên phim.

Mặt khác, sự lợi hại của Giáng Long Thập Bát Chưởng nằm ở nội lực chứ không phải chưởng thức. Nếu chỉ luyện chưởng thức mà không luyện nội lực, người học cũng chỉ lợi hại thêm được chút ít. Chu Bá Thông nói rằng Giáng Long Thập Bát Chưởng của Hồng Thất Công lợi hại là bởi nội công thâm hậu. Quách Tĩnh sau này nhờ uống máu rắn và tu luyện nội công Cửu Âm Chân Kinh nên mới có thể phát huy uy lực tối đa của Giáng Long Thập Bát Chưởng.

Như Lão Ngoan Đồng nói, nếu Vương Trùng Dương còn sống và tiếp tục luyện võ, kỳ Hoa Sơn luận kiếm thứ 2 vẫn chẳng có ai đoạt được danh hiệu đệ nhất thiên hạ từ ông ấy.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem