Kiên Giang: Gần Tết, cả làng hối hả đan cần xé không kịp bán

Ngọc Quyên - Chúc Ly Thứ hai, ngày 30/12/2019 07:15 AM (GMT+7)
Hơn 2 tháng nay, nghề đan cần xé truyền thống ở ấp Chí Thành, xã Tân Thành (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) đang hối hả để làm hàng phục vụ thị trường Tết, do nhu cầu cần xé đựng trái cây, nông sản các loại tăng mạnh.
Bình luận 0

Theo ghi nhận của phóng vên, nhiều hộ dân ở ấp Chí Thành, những ngày giáp Tết đang tất bật với lượng đơn đặt hàng tăng gấp đôi so với các tháng trước đó. Mùa xuân Canh Tý 2020 như càng đến gần hơn với không khí làm việc rộn ràng tại làng nghề.

Dân Việt xin giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh rộn ràng của làng nghề đan cần xé những ngày giáp Tết ở ấp Chí Thành, xã Tân Thành, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.

img

Trải qua hơn 50 năm, nghề truyền thống đan cần xé ở ấp Chí Thành ngày càng đứng vững nhờ đầu ra ổn định. Ảnh: NQ.

img

Theo bà con ấp Chí Thành, người có công đem nghề đan cần xé về ấp là ông Trà Văn Tám, năm nay đã 76 tuổi. Mỗi ngày ông có thể đan được 10 cái, kiếm được 70 ngàn đồng. Ảnh: NQ.

img

Năm 2009, Hợp tác xã đan đát (HTX) Trúc Xinh ở ấp Chí Thành ra đời với 64 thành viên, trở thành điểm tựa cho người dân làm nghề đan cần xé. Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc HTX ĐĐ Trúc Xinh gom hàng của các thành viên về vô quai, làm sườn cho cần xé. Ảnh: NQ.

img

Từ 3 năm nay, bà con chỉ cần ngồi tại nhà cũng có xe tải đến tận nhà để đem cần xé đi khắp nơi tiêu thụ. Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi hộ 2 lao động thu nhập từ 5-8 triệu đồng/tháng. Ảnh: NQ.

img

Bình quân HTX Trúc Xinh cung ứng cho thị trường 2.000 cần xé/năm. Cận Tết, số lượng cần xé tiêu sẽ tăng gấp đôi so ngày thường. Ảnh: NQ.

img

Từ hộ không có đất sản xuất, cũng nhờ đeo nghề đan cần xé mà gia đình chị Đào Thị Cà Bay không những sống khỏe với nghề mà còn nuôi 5 người con ăn học, cất nhà cửa khang trang. Ảnh: NQ.

img

Em Trà Thị Hiểu (13 tuổi) nhưng đã 3 năm nay phụ mẹ đan mê cần xé sau giờ tan trường. Em Hiểu nói: “Em thấy nghề này không khó làm, chỉ cần chịu khó là có thể kiếm được tiền giúp ba mẹ tran trải sinh hoạt gia đình và lo cho em ăn học”. Ảnh: NQ.

img

Một chiếc cần xé hoàn chỉnh làm hài lòng thương lái và khách hàng phải trải qua 10 công đoạn gầy mê, lên mê, đan, đánh nan tư, léo, đóng quai, luồn, vấn, nẹp hông... Trong ảnh: Bà Huỳnh Thị Tám, thành viên Hợp tác xã đan đát Trúc Xinh làm quai cho chiếc cần xé. Ảnh: NQ.

img

Người chưa biết nghề nghe qua tưởng chừng rất khó nhưng với những hộ trong làng nghề thì các công đoạn này đơn giản, dễ thực hiện nên mỗi ngày, mỗi người có thể đan hoàn chỉnh từ 10-20 cái cần xé. Ảnh: NQ.

img

Rành nghề nhưng những hộ đan cần xé ở HTX Trúc Xinh chưa bao giờ dễ dãi. Họ vẫn tỉ mỉ, khéo léo trong từng công đoạn để làm nên những chiếc cần xé đẹp, chắc. Ảnh: NQ.

img

Người đan sáng tạo, khi nhận bất kỳ mẫu nào cũng đáp ứng được nên khách hàng càng tin tưởng, hợp đồng lâu dài. Ảnh: NQ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem