Kính viễn vọng Hubble của NASA phát hiện ra sao chổi có đuôi dài 400.000 dặm gần sao Mộc

Thứ sáu, ngày 14/05/2021 14:00 PM (GMT+7)
Cơ quan Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã bất ngờ công bố Kính viễn vọng của họ tình cờ phát hiện ra một sao chổi có đuôi dài 400.000 dặm đang ở gần Sao Mộc.
Bình luận 0
Kính viễn vọng Hubble của NASA phát hiện ra sao chổi có đuôi dài 400.000 dặm gần sao Mộc - Ảnh 1.

Sao chổi có đuôi dài 400.000 dặm đang ở gần tiểu hành tinh của Sao Mộc

Theo hành trình của Sao Mộc quanh Mặt trời là những tảng đá không gian, được gọi là tiểu hành tinh Trojan. Những tiểu hành tinh này là một số tàn dư ban đầu của Hệ Mặt trời và có quỹ đạo đi giống như sao Mộc quay quanh Mặt trời. Mới đây, Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã phát hiện thấy một sao chổi khổng lồ đang tồn tại gần các tiểu hành tinh.

Đây là lần đầu tiên người ta nhìn thấy một sao chổi ở gần các tiểu hành tinh Trojan như vậy. NASA cho biết: "Sau khi du lịch vòng quanh Mặt trời với quãng đường vài triệu km, sao chổi này trở về làm một ngôi sao tinh nghịch, ương ngạnh giữa các tiểu hành tinh. Thiên thạch này đã "định cư" trong một gia đình các tiểu hành tinh cổ đại, được gọi là Trojan, đang quay quanh Mặt trời cùng với Sao Mộc." Phân tích từ NASA cho thấy sao chổi thuộc họ 'Nhân mã'.

Kính viễn vọng Hubble của NASA phát hiện ra sao chổi có đuôi dài 400.000 dặm gần sao Mộc - Ảnh 2.

Sao chổi được phát hiện gần tiểu hành tinh Trojan

Nhân mã là những thiên thể băng giá giữa quỹ đạo của Sao Mộc và Sao Hải Vương. Các nhà khoa học đã đặt tên cho thiên thạch này là P/2019 LD2 (LD2) và lập kế hoạch quản lý để theo dõi quỹ đạo và đường đi của nó trong tương lai. Ước tính chiếc đuổi của ngôi sao chổi này dài tới 400.000 dặm.

LD2 đã đến gần sao Mộc hai năm trước, và nó sẽ lại gần sau hai năm nữa. Carey Lisse thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins (APL) ở Laurel, Maryland, cho biết: "Điều thú vị là bạn đang thực sự bắt gặp Sao Mộc và một hệ thống các tiểu hành tinh và sao chổi cùng quỹ đạo bay cùng với nó. Sao Mộc nhìn như một người mẹ kiểm soát đường đi của một đàn con. Các sao chổi chu kỳ ngắn như LD2 thường kết thúc hành trình của chúng khi đi gần tới Mặt Trời, chúng sẽ bị Mặt trời nuốt chửng hoặc va vào một hành tinh, hoặc mạo hiểm hơn nữa khi chúng đi qua gần sao Mộc chúng sẽ bị văng ra khỏi Hệ Mặt trời. Các mô phỏng cho thấy rằng trong khoảng 500.000 năm nữa, có 90% xác suất là vật thể này sẽ bị đẩy ra khỏi Hệ Mặt trời."

Kính viễn vọng Hubble của NASA phát hiện ra sao chổi có đuôi dài 400.000 dặm gần sao Mộc - Ảnh 4.

Tiểu hành tinh Trojan chia sẻ quỹ đạo với sao Mộc

Bryce Bolin của Viện công nghệ California, nói thêm: "Chỉ có Hubble mới có thể phát hiện ra các sao chổi đang hoạt động ở khoảng cách rất xa và đưa lại hình ảnh rõ ràng với chi tiết những đặc điểm, chẳng hạn như đuôi rộng dài khoảng 400.000 dặm. Chúng tôi đang điều tra vì sao nó bị sao Mộc "bắt giữa" và hạ cánh giữa các Trojan. Chúng tôi nghĩ rằng nó có thể liên quan đến thực tế là nó đã có một cuộc chạm trán ở nơi gần với sao Mộc."


Hà Trang (express.co.uk)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem