Kỳ bí những món đồ hàng hiệu 'xuyên không' vào tủ đồ của phụ nữ triều đại hàng ngàn năm trước

Thứ năm, ngày 10/06/2021 06:49 AM (GMT+7)
Những món đồ kiệt tác của công nghệ thiết kế cổ xưa được khai quật từ các lăng mộ khiến cộng đồng mạng thế giới sững sờ thốt lên: 'Hóa ra phụ nữ của triều đại hàng ngàn năm trước đã diện ‘hàng hiệu’ của các nhãn hàng nổi tiếng ngày nay'.
Bình luận 0

Sự giàu sang quyền quý có thể thấy rõ ở việc người ta theo đuổi những món hàng thời thượng. Vậy thì những 'idol' sành điệu hàng đầu của đời Đường thích diện trang phục và đeo những loại trang sức, phụ kiện nào?

Thắt lưng hồ điệp với những miếng vàng vuông được khảm ngọc

Trong bộ phim "Thích khách nhiếp ẩn nương" ra mắt vào năm 2015, nữ chính Nhiếp Ẩn Nương mặc một chiếc áo choàng đen và có chiếc dây thắt eo nhìn rất thời thượng. Chiếc thắt lưng này là một loại "thắt lưng hồ điệp" phổ biến vào thời nhà Đường.

Kỳ bí những món đồ hàng hiệu 'xuyên không' vào tủ đồ của phụ nữ triều đại hàng ngàn năm trước - Ảnh 1.

Dây lưng hồ điệp này có một cái móc có thể treo đồ vật., thường treo bảy món "túi tiền, dao, ngọc bội, trang sức có khắc, mũi phi tiêu, túi đá đánh lửa, thường được gọi là "bảy món phụ kiện dây lưng hồ điệp".

Được khai quật từ lăng mộ của Đường Đậu Lỗ ở thôn Vương, Nam Li, Tràng An, Trung Quốc, và hiện nay là tại Viện Khảo cổ tỉnh Thiểm Tây, chiều dài sau khi được phục lại nguyên trạng là 1,5 mét và dày 1,2 cm, chất liệu là ngọc lam và trắng, có ánh những màu xanh lục. Chiếc thắt lưng bằng ngọc này dùng công nghệ khảm vàng bạc truyền thống để khảm vàng lên ngọc trắng Hòa Điền, chất lượng ngọc ấm và sáng bóng, nhìn sang trọng và giàu có, chế tác thủ công vô cùng tinh xảo.

Kỳ bí những món đồ hàng hiệu 'xuyên không' vào tủ đồ của phụ nữ triều đại hàng ngàn năm trước - Ảnh 2.

Dây lưng hồ điệp với những miếng vàng vuông được khảm ngọc thời Đường.

Dây lưng này ban đầu là một loại dây lưng của người Hồ, được du nhập vào vùng Truyên Nguyên vào thời nhà Ngụy và nhà Tấn, và từng được chỉ định là thứ bắt buộc phải có cho các quan chức quyền thế trong cả dân sự và quân sự vào thời nhà Đường. Thẩm Khoát, một học giả thời nhà Tống, đã mô tả chi tiết về chiếc thắt lưng trong "Mộng Khê bỉ đàm": "Dây lưng có thế gài cung kiếm, khoái hoạt, một cái túi, một con dao...". Dây lưng hồ điệp này có một cái móc có thể treo đồ vật., thường treo bảy món "túi tiền, dao, ngọc bội, trang sức có khắc, mũi phi tiêu, túi đá đánh lửa, thường được gọi là "bảy món phụ kiện dây lưng hồ điệp"

Kỳ bí những món đồ hàng hiệu 'xuyên không' vào tủ đồ của phụ nữ triều đại hàng ngàn năm trước - Ảnh 3.

Thắt lưng "nhất định phải có Gucci" của phụ nữ thời Đường

Dây lưng ban đầu có cách buộc để thuận tiện cho việc cưỡi ngựa, từng chỉ để dành riêng cho đàn ông. Sau khi quần áo nam dành cho phụ nữ được ưa chuộng vào thời nhà Đường, phụ nữ trong thời nhà Đường cũng bắt đầu sử dụng nó. Sau thời Đường Khai Nguyên, triều đình quy định các quan lại bình thường không cần đeo thắt lưng nữa, kể từ đó, thắt lưng trở thành phụ kiện đặc biệt của phụ nữ trong triều đại nhà Đường. Họ lược bỏ "bảy thứ phụ kiện" ban đầu và thay dây đai thành dây da hẹp, chủ yếu dùng để trang trí, giá trị thực tế của thứ này không lớn.

Lược cài tóc "Đường Khuông Bảo Điền" hay món trang sức tóc D&G 'xuyên không'

Phụ nữ thời Đường rất thích thay đổi kiểu tóc, họ rất coi trọng kiểu tóc, những kiểu tóc đẹp mang đến cho con người tính nghệ thuật cao. Những kiểu tóc thường được phụ nữ thời Đường chải là: búi cao, búi hoa, búi lủng lẳng, búi hình đuôi ngựa, búi xuôi ngược, búi ngược, búi mun, búi thấp, búi nhỏ, búi đen, búi cuộn lại, và búi xỏa. Có hơn 30 loại búi tóc thịnh hành, búi phượng hoàng, búi tóc mái, búi ngược đầu, búi đôi, búi gỗ, búi tạo hình…

Kỳ bí những món đồ hàng hiệu 'xuyên không' vào tủ đồ của phụ nữ triều đại hàng ngàn năm trước - Ảnh 4.

Phụ nữ thời Đường rất thích thay đổi kiểu tóc, họ rất coi trọng kiểu tóc, những kiểu tóc đẹp mang đến cho con người tính nghệ thuật cao.

Vào giữa và cuối thời nhà Đường, phong cách chải tóc búi cao của phụ nữ đã dẫn đến phong cách chải đầu phổ biến. Đầu tiên, phụ nữ để một chiếc lược đơn phía trước búi tóc, trên chiếc lược được chạm khắc những hình hoa lá rất tinh xảo. Sau đó, số lượng lược được đưa vào tăng dần, với hai chiếc lược như một bộ, được đưa lên và xuống đối diện nhau. Vào cuối thời nhà Đường, khi phụ nữ mặc trang phục, có ba bộ cài ở phía trước búi tóc và hai bên. "Con ve ngọc và con chim vàng chen ba lớp, búi cao lầu xanh trống vắng. Làn gió xuân thổi vi vu lúc múa, đừng đưa chiếc lược khi trở về" miêu tả sinh động hình dạng và sự duyên dáng của búi tóc cung nữ thời Đường và chiếc kẹp tóc và lược cài tóc trên búi tóc.

Kỳ bí những món đồ hàng hiệu 'xuyên không' vào tủ đồ của phụ nữ triều đại hàng ngàn năm trước - Ảnh 5.

Chiếc lược vàng có khắc hoa văn cỏ cuộn tròn của Đường Khuông Bảo Điền hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây cao 1,7 cm, dài 7,2 cm, dày chỉ 0,5 mm, nặng khoảng 3 gram và có hình bán nguyệt. Trên răng chiếc lược to bằng ngón tay, sợi vàng mảnh như sợi tóc được kết thành cỏ xoăn, hình hoa mận được hàn ở hai bên lưng lược, và một vòng hạt vàng to bằng đầu kim được khảm xung quanh lược. Đây là một kiệt tác của công nghệ hàn chạm khảm và tạo dáng cầu vàng cổ đại đặc sắc của Trung Quốc.

Có hình ảnh một người phụ nữ đang chải tóc búi cao trong bức "Đảo luyện đồ" của Trương Huyên, một họa sĩ đời Đường. Thời nhà Đường cũng phổ biến chiếc lược vàng chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay và được cài trên răng lược khác. Chiếc lược vàng có khắc hoa văn cỏ cuộn tròn của Đường Khuông Bảo Điền hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây cao 1,7 cm, dài 7,2 cm, dày chỉ 0,5 mm, nặng khoảng 3 gram và có hình bán nguyệt. Trên răng chiếc lược to bằng ngón tay, sợi vàng mảnh như sợi tóc được kết thành cỏ xoăn, hình hoa mận được hàn ở hai bên lưng lược, và một vòng hạt vàng to bằng đầu kim được khảm xung quanh lược. Trên di vật văn hóa độc đáo này dù là sợi tơ vàng hày là viên cầu vàng tí hon thì các mối hàn đều thẳng và chắc chắn, có thể gọi đây là một kiệt tác của công nghệ hàn chạm khảm và tạo dáng cầu vàng cổ đại đặc sắc của Trung Quốc.

Túi xách sành điệu đẹp không kém Louis Vuitton (LV)

Có một câu "châm ngôn hiện đại" rằng: 'Túi xách" chữa lành bách bệnh. Người xưa có lẽ cũng thích mua túi không kém gì người hiện đại, nhất là vào thời nhà Đường, khi cả nam và nữ đều mê mẩn túi xách.

Trên bức tường phía bắc của Hang 17 thuộc khu mộ ở Đôn Hoàng, Cam Túc, có một bức tranh "Cận sự nữ", được vẽ vào cuối thời nhà Đường. "Cận sự nữ" dùng để chỉ một người phụ nữ theo hầu. Phía bên phải nằm cao hơn chút là bức tranh cao tăng Hồng Củng mang tên "Hang ảnh", bức này nằm phía đối diện vẽ về người phụ nữ hầu cận. Người phụ nữ này đầu búi tóc thành hai chỏm cao hai bên, đi ủng nam và thắt một chiếc thắt lưng mềm quanh eo. Đây là kiểu "trang phục thời thượng" phổ biến vào thời nhà Đường. Họ cầm trượng bằng tay phải và tay trái quấn khăn, đứng cung kính dưới gốc cây bồ đề. Thân cây vươn lên và có rất nhiều mắt, dây leo quấn quanh cây, lá thưa. Điều đáng kinh ngạc nhất của bức tranh này là một chiếc túi đeo rất thời trang được treo trên cây bồ đề. Chiếc túi này đã gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng, một số cư dân mạng thậm chí còn tìm thấy chiếc túi LV sang trọng nổi tiếng quốc tế có thiết kế giống hệt. Có lẽ họ lấy ý tưởng thiết kế túi từ bức tranh này chăng?

Kỳ bí những món đồ hàng hiệu 'xuyên không' vào tủ đồ của phụ nữ triều đại hàng ngàn năm trước - Ảnh 6.

Chiếc túi trong bức tranh "Cận sự nữ" đã gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng, một số cư dân mạng thậm chí còn tìm thấy chiếc túi LV sang trọng nổi tiếng quốc tế có thiết kế giống hệt. Có lẽ họ lấy ý tưởng thiết kế túi từ bức tranh này chăng?

Trên thực tế, những chiếc túi đeo này xuất hiện sớm nhất vào thời nhà Hán. Tuy nhiên, "túi đeo" trong thời nhà Đường là một cấp độ cao cấp hơn, với những cái tên như "Hoa sen tím", "Túi thừa lộ", "Túi cá vàng", v.v. Vào thời nhà Đường, không chỉ phụ nữ sử dụng túi đeo mà ngay cả các quan chức cũng thường sử dụng chúng để đựng các thẻ bài để thể hiện danh tính của họ. Vào thời nhà Đường, thẻ căn cước của các quan chức có hình một con cá chép, do đó có tên là "Bùa cá". Tất cả các quan chức trên cấp 5 phải đeo biểu tượng con cá khi họ mặc đồng phục. Chính quyền trung ương và địa phương cũng tương tác và sử dụng Bùa Cá như một sự tín nhiệm.

Trong số các loại túi ở thời nhà Đường, "túi cá" có thể thể hiện rõ nhất danh tính của họ , được dùng để đựng các biểu tượng cá. Bùa cá được làm bằng vàng, bạc, đồng và các họa tiết khác để phân biệt địa vị của các quan chức, túi cá cũng được trang trí bằng vàng và bạc để phân biệt cao thấp. Theo "Tân Tạng Thư và Phục chí", "những người mang bùa cá với tên là quý nhân và hạ nhân, đáp lệnh ... đều được đựng đầy túi cá, từ cấp ba trở lên đều được trang trí bằng vàng, và cấp năm trở lên được trang trí bằng bạc".

Túi cá được trang trí bằng vàng và đầy biểu tượng cá vàng được gọi là "cá vàng" hay "túi cá vàng", là loại túi cao cấp nhất lúc bấy giờ. Bài thơ "Thị Nhân" của nhà văn Hán Vũ Đế đời Đường có ghi: "Mở cửa hỏi ai đến, vô phi Liễu đại phu. Không biết quan cao thấp, đai ngọc đeo cá vàng." Khi quan chức cấp thấp của nhà Đường ra nước ngoài làm sứ, họ thường mượn túi cá vàng tím của quan cấp cao để mang, thường gọi là " mượn đồ tía ".

Mũ có mạng che mặt độc đáo chẳng khác gì của Versace hay Anna Sui

Kỳ bí những món đồ hàng hiệu 'xuyên không' vào tủ đồ của phụ nữ triều đại hàng ngàn năm trước - Ảnh 7.

Trong số các bức tượng bằng gốm sơn màu khai quật được từ Lăng mộ nhà Đường ở tận Astana, Kazakhstan, có hình phụ nữ đội mũ có mạng che mặt.

Vào thời nhà Đường, một chiếc mũ có mạng che mặt rất độc đáo đã xuất hiện, trong thời Đường Thiên Bảo, phụ nữ đội mũ đeo mạng đã trở thành mốt. Trong số các bức tượng bằng gốm sơn màu khai quật được từ Lăng mộ nhà Đường ở tận Astana, Kazakhstan, có hình phụ nữ đội mũ có mạng che mặt. Chiếc mũ được làm từ đất nung, bên ngoài sơn màu đen, và mạng che bằng gạc lỗ vuông rủ xuống tận cổ. Thân mũ cao vút và vuông vắn, đỉnh có hình vòm cung, có mạng mắc vào hai bên vành và mép sau của vành mũ, mũ còn có cốt được làm từ nan tre.

Thử so sánh với thời trang hiện đại, chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng từ thời trang truyền thống rõ rệt. Người xưa quả thật sành điệu, phối và sử dụng những món thời trang còn độc đáo hơn ngày nay.

Thúy phương (aihanfu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem