Lạ đời, cả năm chỉ trồng lúa kiểu "ngày xửa ngày xưa", mà nhiều người kéo đến nhà ông nông dân Kiên Giang xem

Bảo Phong Thứ bảy, ngày 19/02/2022 06:06 AM (GMT+7)
Ông Lê Quốc Việt, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) không chỉ đã gìn giữ nền văn hóa lúa mùa, trồng lúa mùa thuận tự nhiên mà kể các khâu gặt hái, quạt thóc, xay thóc, giã gạo đều được làm thủ công. Trồng lúa mùa kiểu khác người của ông khiến nhiều người tò mò đến xem thích thú...
Bình luận 0

Hạt gạo lúa mùa là sự kết hợp tinh túy của đất trời và tình người miền Tây. Ăn cơm gạo lúa mùa không chỉ tưởng nhớ công ơn bậc tiền nhân dày công mở đất mà còn trở về với đời sống thuận tự nhiên.

Clip: Mô hình trồng lúa mùa thuận tự nhiên theo kiểu "hoài cổ", trở về "ngày xửa ngày xưa" của hộ ông Lê Quốc Việt, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang). Video: Bảo Phong. 

Những ngày đầu xuân Nhâm Dần, trang trại trồng lúa mùa Tư Việt ở tỉnh Kiên Giang đã tổ chức ngày hội xuống đồng với các hoạt động thu hoạch lúa mùa theo kiểu cổ điển, thu hút người yêu thích văn hóa trồng lúa nước từ khắp nơi đến trải nghiệm.

Nhiều hoạt động thú vị như cắt lúa bằng vòng gặt hay còn gọi là kần điêu của người Khmer, đập lúa, xay lúa, giã gạo và sàn rê trấu nhằm khơi dậy quá trình lao động vất vả của người nông dân xưa. 

Lạ đời, cả năm chỉ cấy 1 vụ lúa mùa kiểu "ngày xửa ngày xưa", thế mà nhiều người kéo đến Kiên Giang xem - Ảnh 1.

Đập lúa mùa bằng ván ngựa tại trang trại trồng lúa mùa Tư Việt ở tỉnh Kiên Giang

Lạ đời, cả năm chỉ cấy 1 vụ lúa mùa kiểu "ngày xửa ngày xưa", thế mà nhiều người kéo đến Kiên Giang xem - Ảnh 2.

Đập lúa mùa trong bồ ví lúa

Đây chính là lý do ông Lê Quốc Việt, chủ nông trại lúa mùa Tư Việt ở Kiên Giang muốn bảo tồn. Ông Việt cho biết:"Cách thức ông bà mình làm lúa mùa hồi xưa là nét văn hóa rất hay. Từ đời này qua đời khác, tích tụ hàng trăm năm. Đến nay nông dân cả nước đang chuyển sang trồng lúa cao sản, áp dụng công nghệ, kỹ thuật hết. Như vậy nếu không có ai quan tâm về vấn đề này sẽ mai một văn hóa lúa mùa, là một điều đáng tiếc cho thế hệ mai sau..."

Lạ đời, cả năm chỉ cấy 1 vụ lúa mùa kiểu "ngày xửa ngày xưa", thế mà nhiều người kéo đến Kiên Giang xem - Ảnh 3.

Người dân, du khách trãi nghiệm giã gạo lúa mùa hộ ông Lê Quốc Việt, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang).

Lạ đời, cả năm chỉ cấy 1 vụ lúa mùa kiểu "ngày xửa ngày xưa", thế mà nhiều người kéo đến Kiên Giang xem - Ảnh 4.

Ông Việt giới thiệu những sản phẩm gạo chế biến từ hạt lúa mùa trồng thuận tự nhiên

Lạ đời, cả năm chỉ cấy 1 vụ lúa mùa kiểu "ngày xửa ngày xưa", thế mà nhiều người kéo đến Kiên Giang xem - Ảnh 5.

Nông dân khmer cắt gặt lúa mùa bằng dụng cụ cổ điển có cái tên là kần điêu của người Kh'mer.

Lạ đời, cả năm chỉ cấy 1 vụ lúa mùa kiểu "ngày xửa ngày xưa", thế mà nhiều người kéo đến Kiên Giang xem - Ảnh 6.

Sàng gạo lúa mùa

Lạ đời, cả năm chỉ cấy 1 vụ lúa mùa kiểu "ngày xửa ngày xưa", thế mà nhiều người kéo đến Kiên Giang xem - Ảnh 7.

Du khách trãi nghiệm công việc rê lúa mùa...

Bảo tồn văn hóa lúa mùa, làm lúa mùa thuận tự nhiên là quyết tâm của ông Việt. Ông đã cất công sưu tầm nhiều nông cụ trồng lúa, đập lúa, xay lúa hay giã gạo. 

Hằng năm cơ sở của ông đều tổ chức cho nông dân xuống đồng trải nghiệm cách thu hoạch lúa mùa...

Hơn 5 năm qua, ông Lê Quốc Việt, chủ nông trại lúa mùa Tư Việt ở thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đã dành 2,5 ha đất nông nghiệp để bảo tồn văn hóa lúa mùa.

Mỗi năm ông chỉ chỉ làm 1 vụ lúa mùa thu hoạch vào đầu năm để kêu gọi mọi người đến tham quan, trải nghiệm.

Sau thời gian phục hồi văn hóa lúa mùa, ông Việt đã lưu giữ khoảng 30 giống lúa mùa thơm, chất lượng gạo tốt, nấu cơm rất ngon. Đó là các giống lúa Châu Hồng Võ, chim Rơi, Tàu Hương. v.v...Hiện ông Việt còn liên kết với nông dân để sưu tầm thêm, duy trì bảo tồn nhiều giống lúa quý khác có khả năng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng miền đất biển khu vực ĐBSCL. 

Có được nông trại lúa mùa với nhiều giống lúa hấp dẫn, cho cơm thơm, ngon, ông Việt mong muốn nhiều nông dân cùng hợp tác để có thêm nguồn giống lúa mới, lạ. Sản phẩm hạt gạo lúa mùa đảm bảo sức khỏe người trồng và người tiêu dùng.

"Trước mắt, mình sẽ tìm ra những giống lúa mùa thích hợp với thổ nhưỡng ở vùng đất biển tỉnh Kiên Giang rồi rủ thêm bà con cùng làm, nhiều người làm được nhiều giống thì càng tốt. Cái thứ hai là mình cũng mong muốn các Trường Đại học, anh em sinh viên sẽ là người truyền đạt cảm hứng văn hóa lúa mùa. Cái thứ ba nữa là chúng tôi mong muốn những ai thích quay về ký ức xưa để trải nghiệm cái thời văn hóa trồng lúa mùa của người xưa tại khu vực miền Tây", ông Việt trăn trở.

Cây lúa mùa đã đồng hành cùng dân tộc Việt, Khmer, Hoa hơn 300 năm qua theo cách sống thuận tự nhiên ở khu vực ĐBSCL. 

Giống lúa được chọn lọc và mỗi cách làm, mỗi động tác trồng lúa là sự kết tinh quá trình lao động sáng tạo cải tiến của nông dân miền Tây qua hàng trăm năm khai phá phát triển đồng bằng sông Cửu Long.

Với ông Lê Quốc Việt xây dựng nông trại lúa mùa nhằm mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng, giữ gìn nền văn hóa trồng lúa nước của tiền nhân, hướng tới có những sản phẩm sạch bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. 

Đây cũng là nông trại duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long phục hồi trồng lúa mùa cổ điển để sinh viên, nhà nghiên cứu, nông dân đến học tập với khẩu hiệu "Chung tay gìn giữ lúa mùa xưa".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem