Thứ năm, 25/04/2024

Lãi suất tiền gửi được “cởi trói”, dòng tiền nhàn rỗi từ người dân sẽ đổ về ngân hàng?

01/08/2022 1:00 PM (GMT+7)

Chính sách mới quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi sẽ giúp các ngân hàng thu hút được nguồn tiền gửi trung và dài hạn khi khách hàng yên tâm gửi tiết kiệm kỳ hạn dài…

Lãi suất tiền gửi được “cởi trói”, dòng tiền nhàn rỗi từ người dân sẽ "đổ" về ngân hàng? - Ảnh 1.

Từ hôm nay (1/8), trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi, ngân hàng vẫn áp dụng mức lãi suất đã thỏa thuận với khách hàng thay vì phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp cho toàn bộ khoản tiền gửi. Ảnh: SCB

Từ hôm nay (1/8), Thông tư 04/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu lực. Theo các chuyên gia, quy định mới sẽ có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng trong bối cảnh gửi tiết kiệm vẫn là "kênh đầu tư hấp dẫn" cho dòng tiền nhàn rỗi của đông đảo người dân.

Người gửi tiền có lợi hơn

Theo Thông tư 04, trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi, NH thương mại sẽ áp dụng mức lãi suất tối đa bằng lãi suất không kỳ hạn thấp nhất (thường là 0,1%/năm) đối với khoản tiền rút trước hạn.

Riêng với khoản tiền còn lại, NH vẫn áp dụng mức lãi suất đã thỏa thuận với khách hàng thay vì phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp cho toàn bộ khoản tiền gửi.

Chẳng hạn, nếu khách hàng có khoản tiền 1 tỷ đồng gửi kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 5,6%/năm, sau 2 tháng, khách hàng này có nhu cầu rút 400 triệu đồng, người gửi sẽ hưởng lãi suất không kỳ hạn thấp nhất khoảng 0,1%/năm. 600 triệu đồng còn lại, khách vẫn được hưởng trọn lãi suất 5,5%/năm nếu gửi đủ 6 tháng.

Chị Lê Thị Trang (Q.Gò Vấp) cho hay, khi gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất thì không ai muốn rút ra nếu không phải trường hợp bất khả kháng.

"Tôi làm kinh doanh nên cần quay vòng dòng tiền liên tục. Nếu gửi không kỳ hạn thì lãi suất thấp quá, còn gửi dài hạn thì mỗi lần cần rút ra thì chỉ được hưởng lãi không kỳ hạn khoảng 0,1%/năm, khá đáng tiếc. Nay đã có thể rút ra một phần trước hạn khi có việc cần mà phần còn lại vẫn hưởng nguyên lãi suất", chị Trang nói.

Thực tế, không ít trường hợp khách hàng vì có việc gấp nên khá thiệt thòi khi rút trước hạn. Với chính sách mới, khách hàng có thể linh hoạt rút tiền trước hạn khi có nhu cầu mà không lo mất lãi.

Lãi suất tiền gửi được “cởi trói”, dòng tiền nhàn rỗi từ người dân sẽ "đổ" về ngân hàng? - Ảnh 2.

Tại SCB, nhà băng này đã chính thức triển khai tính năng "Rút vốn một phần trước hạn" theo Thông tư 04... Ảnh: SCB

Theo NH Nhà nước, Thông tư 04 được ban hành nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng phát triển sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, quy định này kỳ vọng sẽ giúp các nhà băng thu hút được nguồn tiền gửi trung và dài hạn trong bối cảnh gửi tiết kiệm vẫn là "kênh đầu tư hấp dẫn" cho dòng tiền nhàn rỗi của đông đảo người dân.

Cụ thể, dẫn chứng số liệu nghiên cứu 6 tháng đầu năm nay của kênh Batdongsan.com.vn, cho thấy kênh sinh lời tốt nhất là gửi tiết kiệm. Lãi suất huy động liên tục tăng, trung bình khoảng 0,5 - 1 % đã hút dòng tiền nhàn rỗi đổ về ngân hàng. Số liệu của NHNN, hai quý gần đây, số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân tại hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt, riêng quý I năm nay, số dư đã tăng gần 103.600 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 11% và lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.

Với dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong các tháng tiếp theo, đi cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế, lãi suất huy động được dự báo tiếp tục tăng. Và gửi tiết kiệm ngân hàng được coi là phù hợp với những người thích sự an toàn, những người có ít tiền, không dám đầu tư.

Các ngân hàng bắt tay triển khai quy định mới

"Trước đây, khi có nhu cầu rút vốn trước hạn, khách hàng phải rút toàn bộ. Khi đó, khoản tiền gửi này sẽ tính lãi suất không kỳ hạn. Với quy định mới, lợi ích của khách hàng sẽ được bảo toàn tối đa", đại diện Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), cho hay.

Cụ thể, tại SCB, nhà băng này đã chính thức triển khai tính năng "Rút vốn một phần trước hạn" theo Thông tư 04 đối với sản phẩm tiền gửi khi cho phép khách hàng rút vốn một phần trước hạn.

Đại diện SCB cho biết tính năng mới này áp dụng từ hôm nay (1/8) đối với các sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân, tiết kiệm Phát Lộc Tài, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường và tiền gửi có kỳ hạn cho khách hàng cá nhân.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) cũng cho biết đã gửi thông báo tới khách hàng về việc sẽ giữ nguyên lãi suất ban đầu đối với phần tiền gửi còn lại trong trường hợp khách hàng rút một phần tiền trước hạn.

"Trước đây, nếu rút tiền trước hạn dù chỉ 1 ngày, khách hàng phải chịu lãi suất không kỳ hạn chỉ 0,1-0,2%/năm cho toàn bộ khoản tiền gửi. Nhưng nay với quy định mới, quyền lợi của người gửi tiền sẽ được đảm bảo, điều này kỳ vọng sẽ giúp ngân hàng thu hút được nguồn tiền gửi trung và dài hạn", đại diện nhà băng này thông tin.

Đáng chú ý, VietABank không chỉ áp dụng việc rút gốc một phần cho các khoản gửi từ ngày 1/8 mà với các khoản tiền gửi đang gửi tại ngân hàng trước ngày 1/8 cũng được áp dụng theo quy định này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Ông Nguyễn Đình Tùng, một "công thần" tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), thôi làm Tổng giám đốc sau hơn 10 năm nhằm dồn sức cho vai trò thành viên Hội đồng quản trị của nhà băng này.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Năm 2024, VRE dự kiến ra mắt Vincom Megamall Grand Park tại TP.HCM và Vincom Megamall Ocean Park 2, cùng với 4 trung tâm mua sắm tại Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên và Đông Hà. 6 trung tâm này sẽ cung cấp thêm khoảng 171.000 m2 diện tích sàn cho thị trường bán lẻ (tăng 10% diện tích GFA của VRE).

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (24/4), VN-Index tăng 28,21 điểm (2,4%), lên mức 1.205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24 điểm (2,35%), lên mức 227,87 điểm.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Quý I năm nay, mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%).