Thứ ba, 16/04/2024

Lạm phát giúp giảm nợ công?

16/05/2022 5:00 PM (GMT+7)

Lạm phát là nỗi lo của nhiều nước nhưng đồng thời cũng là vị cứu tinh giúp làm giảm tỷ lệ nợ công của những nước này.

Một số nước châu Âu có tỷ lệ nợ công/GDP rất cao, như Hy Lạp, Bồ Đào Nha hay Anh, có khả năng sẽ sớm xóa được mức tăng nợ công trong những năm qua khi họ cần tung tiền ra chống chọi với đại dịch Covid-19, đưa mức nợ công về dưới mốc năm 2019. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cảnh báo không nên lạm dụng tình huống này bởi nó có thể gây ra hiệu ứng ngược một khi lạm phát không sớm được kiểm soát.


Lạm phát giúp giảm nợ công? - Ảnh 1.

Lý do lạm pháp làm giảm nợ công tính trên GDP là do tăng trưởng GDP hàng năm thì có khử lạm phát, nhưng con số GDP hay GDP đầu người thì không. GDP danh nghĩa có cả lạm phát có thể tăng rất mạnh, ví dụ một nước có mức tăng trưởng GDP chỉ 5% nhưng kèm theo lạm phát 10% sẽ chứng kiến GDP danh nghĩa của mình tăng đến 15%. Trong khi đó con số nợ công cũ sẽ giữ nguyên; nợ mới do lãi suất còn thấp nên chưa tăng gì đáng kể. Vì thế tỷ lệ nợ công tính trên GDP sẽ giảm nhanh; lạm phát càng cao, tỷ lệ này càng giảm.

Theo tờ Wall Street Journal, tính đến cuối năm ngoái, tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ giảm xuống còn 123% so với mức 136% vào giữa năm 2020 cho dù nước này đã nới trần nợ công lên nhiều lần. Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ tuốc tế (IMF), chỉ tính riêng năm 2021, lạm phát giúp giảm tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ đến 5 điểm phần trăm; còn tỷ lệ này vào năm sau sẽ giảm đến 12 điểm phần trăm so với dự báo trước đây của IMF.

Ở Hy Lạp, nước từng có cuộc khủng hoảng nợ công suýt nữa đã làm khu vực sử dụng đồng euro tan vỡ, tỷ lệ nợ công đến 212% vào năm 2020, nay dự báo sẽ giảm còn 185% vào cuối năm nay, bằng với mức ghi nhận vào năm 2019. Chuyện giảm tỷ lệ nợ công như thế là do tốc độ GDP danh nghĩa của Hy Lạp tăng mạnh đồng thời lãi suất vẫn còn thấp duy trì từ thời giải cứu khỏi hệ lụy của khủng hoảng nợ công năm nào.

Câu chuyện cũng diễn ra tương tự như thế ở Cyprus và Bồ Đào Nha. IMF dự báo đến năm 2024 tỷ lệ nợ công của Bồ Đào Nha sẽ thấp hơn mức năm 2019, còn ở Cyprus tỷ lệ này vào năm 2024 sẽ xuống còn 87%, mức thấp nhất kể từ năm 2012. Ở Anh, tỷ lệ nợ công/GDP dự báo sẽ giảm còn 83% vào năm sau, tức thấp hơn mức 2019 và giảm mạnh so với mức 103% vào năm 2020.

Nhìn chung lạm phát năm ngoái giúp giảm tỷ lệ nợ công/GDP chừng 1,8 điểm phần trăm ở các nước phát triển và chừng 4,1% ở các nước đang phát triển, trừ Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, những người mua trái phiếu chính phủ sẽ chịu thiệt hại. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, các nước quy định nhà đầu tư và ngân hàng phải mua một tỷ lệ nhất định trái phiếu chính phủ làm tài sản an toàn, dù có thua lỗ, nhằm làm cho hệ thống tài chính an toàn hơn. Sau Thế chiến thứ hai, Mỹ cũng dùng cách này để giảm nợ công từ 120% xuống còn 40% trong vòng hai thập niên.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng sớm muộn gì thị trường cũng đòi hỏi lãi suất phải được nâng lên để bù đắp cho lạm phát. Chẳng hạn nước Mỹ giảm được nợ công mạnh trong thập niên 1970 nhờ lạm phát cao, nhưng sau đó đến thập niên 1980 lãi suất được đẩy lên cao; nợ công lại tăng vọt nên mọi lợi ích giảm nợ công của thập niên trước bị thập niên sau xóa bỏ hoàn toàn. Ngày nay lạm phát cao sẽ sớm dẫn tới lãi suất tăng nhanh vì các bài học của quá khứ.

Vitor Gaspar, Giám đốc Cục Tài khóa của IMF, viết trên trang web của IMF: “Đúng là lạm phát bất ngờ giúp giảm tỷ lệ nợ, nhưng trong một hệ thống có lạm phát cao và bất ổn thì tính hấp dẫn của các loại trái phiếu chính phủ sẽ bị ảnh hưởng, cuối cùng làm nợ công sẽ duy trì ở mức cao”. Trong khi đó, chiến tranh ở Ukraine, đầu tư cho các nguồn năng lượng mới, công nghệ số… lại đòi hỏi một mức đầu tư công cao hơn trước.

Ricardo Reis, một giáo sư của trường London School of Economics, nói với tờ Wall Street Journal rằng việc giảm nợ công nhờ vào lạm phát như đang xảy ra ở Mỹ là một món quà “ngàn năm có một” với Chính phủ Mỹ, nhưng rất dễ trở thành gánh nặng vì sẽ làm suy giảm khả năng vay nợ giá rẻ của nước này như họ từng làm trong nhiều năm gần đây. “Tôi không cho rằng dùng lạm phát để giảm nợ là một chính sách tốt”, ông nói, “Lịch sử cho thấy kết cục thường xấu nhiều hơn tốt”. Ngoài nợ công, với người vay nợ mua nhà trả góp trong 30 năm, lãi suất cố định thì lạm phát cũng giúp họ vì khoản trả nợ giữ nguyên trong khi giá nhà và thu nhập danh nghĩa trước sau gì cũng sẽ tăng theo lạm phát.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Hyosung đang thực hiện kế hoàn thiện chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm ở Việt Nam nhằm biến thành nhà cung cấp sợi vải spandex lớn nhất thế giới.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (16/4): Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (16/4): Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi

Khả năng phiên giao dịch hôm nay (16/4) thị trường sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm, do đó, chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi trong các phiên giảm điểm mạnh, mà nên giữ tâm lý ổn định, chờ đợi những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục.

3 mã cổ phiếu "vua" có khối lượng giao dịch khủng trong phiên VN-Index lao dốc gần 60 điểm

3 mã cổ phiếu "vua" có khối lượng giao dịch khủng trong phiên VN-Index lao dốc gần 60 điểm

Khối lượng giao dịch của 3 mã cổ phiếu SHB, MBB và CTG lên tới hơn 1.000 tỷ đồng/mã trong phiên giao dịch hôm nay (15/4).

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, tính đến hết tháng 3/2024, "ông lớn" Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) đã chậm thanh toán 10 tháng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động, với khoản nợ hơn 38 tỷ đồng.

Tập đoàn điện tử Nhật Bản dồn thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

Tập đoàn điện tử Nhật Bản dồn thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

Meiko Electronics dành ra 500 triệu USD để xây nhà máy thứ 5 và 6 của tập đoàn tại Việt Nam để sản xuất bảng mạch in điện tử (PCB). Đến năm 2030, số lao động dự kiến sử dụng khoảng 3.000 người, kỳ vọng nộp ngân sách khoảng 200 tỷ đồng/năm.

OCB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

OCB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Năm 2024, OCB đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 4.168 tỷ đồng lên 24.717 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với kết quả năm 2023 và chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu.