Lần đầu đạt đoanh thu kỷ lục 5.167 tỷ đồng, "đại gia" ngành thịt vẫn chưa hài lòng

Nguyên Vỹ Chủ nhật, ngày 31/01/2021 14:15 PM (GMT+7)
Năm 2020 vừa qua, tổng doanh thu của Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ xúc sản (Vissan) đạt 5.167 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu cao nhất trong lịch sử công ty này nhưng lãnh đạo Vissan vẫn chưa thấy hài lòng.
Bình luận 0

5.167 tỷ đồng là con số được lãnh đạo Công ty Vissan công bố tại buổi kiểm tra nguồn cung và công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cuối năm do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 30/1, tại TP.HCM.

Đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu kiểm tra vệ sinh ATTP tại công ty Vissan

Đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại Công ty Vissan.

Ông Nguyễn Ngọc An – Tổng Giám đốc Vissan cho biết, năm 2020, cả nước đối diện nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Đặc biệt, dịch tả heo châu Phi gây thiệt hại nặng nề đến đàn heo cả nước, gây mất cân đối cung cầu. Giá heo hơi bình quân trong năm 2020 đạt gần 80.000 đồng/kg, tăng hơn 1,6 lần so cùng kỳ năm 2019.

Ông An kể, giá heo hơi tăng liên tục trong khi giá bán thịt heo của Vissan phải thực hiện chương trình bình ổn thị trường, không điều chỉnh kịp theo tốc độ tăng của giá thị trường. Điều này cũng đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Dây chuyền giết mổ heo của Vissan

Dây chuyền giết mổ heo của Vissan

Tuy nhiên, nhờ nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2020, Vissan vẫn cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu. 

Tổng doanh thu của Vissan năm 2020 đạt 5.167 tỷ đồng từ kinh doanh thịt heo, thịt bò và thực phẩm chế biến, đạt 101% so với kế hoạch.

Năm 2020, tổng doanh thu của Vissan là 5.167 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 208 tỷ đồng

Năm 2020, tổng doanh thu của Vissan là 5.167 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 208 tỷ đồng.

"Sau gần 50 năm hoạt động, đây là mức doanh thu cao nhất trong lịch sử của công ty", ông An nói. 

Theo đó, lợi nhuận trước thuế của công ty này đạt 208 tỷ đồng, bằng 115% so với kế hoạch.

Vissan là một trong những đơn vị thực hiện hoàn chỉnh chuỗi sản xuất từ chăn nuôi, chế biến đến kinh doanh. Công ty cũng hoàn thiện chương trình truy xuất nguồn gốc và tham gia đề án nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo Tefood của TP.HCM.

Vissan thực hiện truy xuất nguồn gốc thịt heo đến tận chuồng nuôi...

Vissan thực hiện truy xuất nguồn gốc thịt heo đến tận chuồng nuôi...

... nhưng chưa truy xuất được miếng thịt tới từng con heo

... nhưng chưa truy xuất được miếng thịt tới từng con heo

Tuy nhiên, hệ thống nhận diện này chỉ mới truy xuất nguồn gốc thịt heo đến từng trại nuôi chứ đến được từng con heo. 

"Cầm miếng thịt mà không biết của con heo nào, đây là điều mà chúng tôi chưa thấy hài lòng và đang nỗ lực hoàn thiện trong thời gian tới", ông An bày tỏ.

Hiện Vissan cũng đã triển khai kế hoạch dự trữ nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh thịt heo tươi sống và thực phẩm chế biến. Tổng giá trị hàng hóa công ty dự trữ cho đợt Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 là trên 900 tỷ đồng.

Bên trong nhà máy chế biến thực phẩm của Vissan

Bên trong nhà máy chế biến thực phẩm của Vissan

Với thịt heo, ngoài đàn heo tự chăn nuôi, Vissan còn ký hợp đồng liên kết hợp tác lâu dài với các trại chăn nuôi lớn khác; đảm bảo sản lượng ổn định và đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Doanh thu hơn 5.000 tỷ đồng từ bán thịt trong đại dịch, vì sao công ty này vẫn chưa hài lòng? - Ảnh 8.

Dây chuyền sản xuất xúc xích

Dây chuyền sản xuất xúc xích

Tất cả nguồn nguyên liệu heo hơi đầu vào được Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM kiểm soát. Thành phẩm đầu ra sau giết mổ được Ban Quản lý ATTP TP.HCM kiểm soát, đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi xuất ra thị trường.

Công nhân Vissan đóng gói giò lụa

Công nhân Vissan đóng gói giò lụa

Kiểm tra quy trình chăn nuôi, chế biến và phân phối tại Công ty Vissan, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, Vissan là đơn vị có vai trò quan trọng trong việc cung ứng thực phẩm và bình ổn cho thị trường hơn 10 triệu dân ở TP.HCM.

Tuy Vissan chỉ cung ứng 10% nguồn thịt tươi sống cho thị trường TP.HCM nhưng nhiều sản phẩm chế biến khác có mặt khắp cả nước.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (giữa) kiểm tra chuỗi phân phối sản phẩm của Vissan

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (giữa) kiểm tra chuỗi phân phối sản phẩm của Vissan

Theo Thứ trưởng Tiến, liên kết chuỗi chăn nuôi đóng vai trò quyết định trong kiểm soát giá, kiểm soát ATTP. Những đơn vị như Vissan cần tiếp tục mở rộng chuỗi liên kết, tăng cường chế biến sâu và tích cực tham gia chương trình bình ổn giá để hỗ trợ người tiêu dùng.

"Cùng với các sở ngành liên quan, Vissan cần tính toán kỹ lưỡng biến động của thị trường để đảm bảo cung ứng tốt số lượng và chất lượng nguồn cung. Nhất là khi tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, sẽ ảnh hưởng đến việc người dân quyết định ở lại TP.HCM hay lại về quê ăn tết" Thứ trưởng Tiến đề nghị.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem