HOT HOT HOT:

Làng Cười Du lịch Quốc Oai, Hà Nội

04/09/2018 10:17 GMT+7
Trước đây là trấn, rồi phủ Quốc Oai, gồm các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Yên Sơn, Phúc Lộc (sau là Phúc Thọ). Năm 1831, tách huyện Từ Liêm về Tỉnh Hà Nội dưới thời nhà Nguyễn. Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phượng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngày 29/5/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Quốc Oai được nhập về thủ đô Hà Nội.

Quốc Oai có 1 thị trấn Quốc Oai và 20 xã: Cấn HữuCộng Hoà, Đại ThànhĐồng QuangĐông XuânĐông YênHoà ThạchLiệp TuyếtNghĩa HươngNgọc LiệpNgọc MỹPhú CátPhú MãnPhượng CáchSài SơnTân HoàTân PhúThạch ThánTuyết NghĩaYên Sơn.

Đường phố: Hoàng XáHuyệnĐại lộ Thăng Long.
 
Quốc Oai nổi tiếng với Chùa Thầy, nơi hàng năm có hàng ngàn du khách khắp mọi nơi tới vãn cảnh, với câu nói "Chuông Cấn, Bút Than,Gan Dương Cốc, Nón Mỹ" (Nghĩa là: Chuông lớn ở Chùa Cấn Hữu, học giỏi ở Ngọc Than, anh hùng lì lợm ở Dương Cốc và nơi làm nón đẹp phải kể đến Phú Mỹ). Quốc Oai có đình So là ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài, thờ tam vị đại vương theo giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Ở thế kỷ X, Quốc Oai vốn thuộc căn cứ Đỗ Động giang của tướng quân Đỗ Cảnh Thạc thời 12 sứ quân trị vì. Hiện nay còn một số di tích thờ phụng ông như đình Cổ Hiền, đền Tam Xã...

Đình Cổ Hiền ở xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai. Đình nằm ở gần sông Tích, được coi là vị trí trung tâm thành Quèn xưa của Đỗ Tướng Công. Đình là nơi thờ thành hoàng làng Độc Nhĩ Vương Đỗ Cảnh Thạc, vị tướng nhà Ngô và một lãnh đạo nổi tiếng thời 12 sứ quân. Đỗ Cảnh Thạc là một vị tướng có tài, ngoài những chiến công hiển hách, ông còn là người giúp nhân dân trong "Nông – Trang – Canh – Cửi" nên khi mất được người dân trong lãnh địa suy tôn là thành hoàng làng. Đền Tam Xã còn được gọi là quán Tam Xã, đền Trình hay đền thờ Đỗ tướng công nằm ở trung tâm xã Sài Sơn. Xưa dân 3 làng Sài Khê, Thụy Khê, Đa Phúc là 3 xã cùng chung một đền thờ. Nay tam xã hợp nhất vào Sài Sơn nhưng mỗi làng đều xây dựng một ngôi đình để thờ vọng Đỗ tướng công. Vị trí xã Sài Sơn tương truyền là nơi sứ quân Cảnh Thạc hóa.
(Dân Việt)